Jump to content

Hong Giang

Vovinam Digital
  • Posts

    54
  • Đã tham gia

  • Lần truy cập gần nhất

  • Days Won

    3

Mọi thứ được đăng bởi Hong Giang

  1. Việt Võ đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do Cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau này được gọi là Vovinam, gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ đạo). Vovinam là môn võ có tầm ảnh hưởng, góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra thế giới. (Theo Đài Truyền hình Tp. Cần Thơ, ngày 20 thg 11, 2023)
  2. Gala là những câu chuyện về sự bảo tồn, phát triển tinh hoa võ thuật cổ truyền dân tộc của các thế hệ võ sư Việt Nam và nước ngoài. Qua câu chuyện của môn phái Vovinam – Việt Võ đạo, võ phái lớn nhất của Việt Nam, các câu chuyện của Gala 2023 sẽ đi sâu vào sự hình thành, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ của võ phái Việt Võ Đạo do sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập. Trong suốt chặng đường 85 năm qua kể từ khi được thành lập, điều gì đã giúp cho Việt võ đạo phát triển thành một võ phái Việt lớn nhất tại Việt Nam và có mặt nhiều nhất trên thế giới? Đó là những câu chuyện về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của các thế hệ võ sư Vovinam ở trong nước và nước ngoài. Và điều gì từ họ đã khiến cho người nước ngoài theo học võ Việt, đam mê và gắn bó sâu đậm với võ Việt? Tinh thần thượng võ và các giá trị văn hóa Việt Nam đã chinh phục người nước ngoài như thế nào thông qua các đòn thế võ nghệ? Việc truyền dạy võ thuật cho người nước ngoài như thế nào khi có sự bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa? Sự tiếp thu và phát huy những giá trị của võ cổ truyền dân tộc trên thế giới đã có những dấu ấn gì? Và cuối cùng, võ cổ truyền dân tộc ra nước ngoài rồi lại trở thành chiếc cầu nối để đưa những người con xa xứ cùng những người bạn nước ngoài qua võ thuật mà thấu hiểu, khâm phục con người Việt Nam. Tất cả sẽ được khám phá qua 60 phút của Gala Tinh hoa hoa võ thuật 2023 “VIỆT VÕ ĐẠO – CON ĐƯỜNG LAN TỎA KHÍ PHÁCH VIỆT” do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất với những nhân vật, câu chuyện võ thuật và những màn biểu diễn kungfu đặc sắc tại ba quốc gia: Việt Nam, Pháp, Algeria. (Nguồn: VTV4)
  3. (Nguồn: Đài Truyền hình Lào Cai)
  4. Gần 300 vận động viên thuộc 11 địa phương trong tỉnh tham gia tranh 46 bộ huy chương tại Giải vô địch và vô địch trẻ Vovinam tỉnh Đồng Nai năm 2024, diễn ra từ ngày 9 đến 12-8-2024 tại huyện Vĩnh Cửu. Các đại biểu, ban tổ chức giải cùng đại diện các đơn vị tham dự giải tại lễ khai mạc giải. Ảnh: Huy Anh Sáng 9-8, tại Nhà thi đấu huyện Vĩnh Cửu, UBND huyện Vĩnh Cửu phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Liên đoàn Vovinam tỉnh tổ chức khai mạc Giải vô địch và vô địch trẻ Vovinam tỉnh Đồng Nai năm 2024. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Huỳnh Trúc Phương cho biết, Giải vô địch và vô địch trẻ Vovinam tỉnh là dịp giúp cho vận động viên (VĐV) các đơn vị có cơ hội thi đấu cọ sát, học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thi đấu, thúc đẩy phong trào tập luyện Vovinam tại các câu lạc bộ, địa phương trong tỉnh; đồng thời giúp từng địa phương đánh giá chất lượng huấn luyện, sự phát triển phong trào, rà soát và chuẩn bị lực lượng cho những năm tiếp theo… Các vận động viên thi đấu nội dung võ nhạc. Ảnh: Huy Anh Giải năm nay thu hút 286 VĐV (110 nữ, 176 nam) đến từ 11 địa phương trong tỉnh tham gia tranh 46 bộ huy chương (21 bộ quyền, 25 bộ đối kháng) cho 2 giải: vô địch và vô địch trẻ. Trong đó, giải vô địch trẻ dành cho các võ sĩ từ 12-15 tuổi, tranh 14 bộ huy chương (10 đối kháng và 4 thi quyền) và giải vô địch có 32 bộ huy chương (15 hạng cân đối kháng: 9 nam, 7 nữ; 17 nội dung thi quyền). Sau lễ khai mạc, các VĐV thi đấu các nội dung hội diễn quyền ở giải vô địch: Võ nhạc, đòn chân tấn công nam, tự vệ nữ và vòng loại các hạng đối kháng vô địch trẻ. Giải sẽ kết thúc ngày 12-8-2024. (Nguồn: Báo Đồng Nai Online)
  5. Vovinam là một hệ phái võ thuật lớn tại Việt Nam do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1938. Theo Sở VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 14 câu lạc bộ (CLB) Vovinam. Trong đó không thể không nhắc đến CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn ở huyện Lương Sơn với những hoạt động sôi nổi và giành nhiều thành tích. Trải qua hơn 9 năm thành lập và phát triển, CLB từng bước khẳng định vai trò "ươm mầm” những tài năng, nuôi dưỡng đam mê, lan tỏa, phát triển môn võ Vovinam trên địa bàn huyện. Đây cũng là sân chơi bổ ích, địa chỉ tin cậy thu hút đông đảo võ sinh tập luyện. Câu lạc bộ Vovinam Mai Hữu Tuấn xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn tại Giải Vovinam tỉnh mở rộng lần thứ V, năm 2024. 22 năm theo nghiệp võ, anh Mai Hữu Tuấn được Liên đoàn Vovinam Việt Nam trao bằng đẳng cấp tốt nghiệp trình độ Hoàng Đai. Anh cũng được Chủ tịch Liên đoàn Vovinam tỉnh tặng giấy khen có thành tích tốt trong công tác phát triển phong trào môn võ Vovinam tỉnh năm 2023. CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn do chính võ sư Tuấn thành lập năm 2015. Khi mới thành lập, CLB gặp không ít khó khăn với 40 võ sinh. Đến nay, CLB duy trì tập luyện hằng ngày tại 3 võ đường ở các trường: THPT Nam Lương Sơn, TH&THCS Tân Thành, TH&THCS Trung Sơn với gần 180 võ sinh. Dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của võ sư Mai Hữu Tuấn, các võ sinh thực hiện thuần thục từng động tác, kỹ thuật. Trực tiếp huấn luyện, đồng hành nên anh là người hiểu rõ nhất về thế mạnh, hạn chế của từng học trò. Bởi vậy, để đạt hiệu quả tốt trong công tác huấn luyện, anh Tuấn dành nhiều thời gian, công sức để xây dựng giáo án tập luyện, định hướng phát triển phù hợp nhất với mỗi võ sinh, giúp các em phát huy tối đa sở trường, dần hoàn thiện kỹ, chiến thuật, nâng cao thành tích cá nhân. Bên cạnh đó, CLB thường xuyên kiểm tra năng lực của từng võ sinh để đánh giá, kịp thời có hướng điều chỉnh, khắc phục hạn chế. Nhờ đào tạo bài bản, khoa học, chất lượng, nhiều võ sinh của CLB giành thành tích nổi bật tại một số giải trẻ toàn quốc, khu vực miền Bắc. Điển hình như: Nguyễn Quỳnh Linh và Nguyễn Duy Thái giành Huy chương Vàng Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc năm 2017; Nguyễn Trà Giang giành Huy chương Vàng duy nhất cho đoàn Vovinam tỉnh Hòa Bình tại Giải vô địch Vovinam miền Bắc năm 2024... Bên cạnh đó, CLB cũng luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu và tạo điều kiện để võ sinh được thi đấu cọ sát, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài môn võ Vovinam, CLB còn đào tạo, huấn luyện múa lân sư rồng và võ cổ truyền. Thời gian qua, đội lân sư rồng của CLB đã biểu diễn phục vụ nhiều sự kiện tại địa phương. Võ sư Mai Hữu Tuấn, Chủ nhiệm CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn chia sẻ: Chúng tôi luôn chú trọng chất lượng đào tạo. Không chỉ tập trung nâng cao kỹ năng, trình độ, chiến thuật mà còn rèn luyện đạo đức, ý chí, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nghị lực vượt khó cho các võ sinh. Đặc biệt, luôn đề cao tinh thần võ đạo. Phía sau mỗi tấm huy chương là quá trình khổ luyện mỗi ngày. Từ đó, giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần, đạo đức. Thấy mỗi học trò dần trưởng thành, tự tin, bản lĩnh là niềm vui, động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu... 2024 là năm thành công của CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn. Tại Giải Vovinam tỉnh Hòa Bình mở rộng lần thứ V được tổ chức vào đầu tháng 7, những người yêu mến võ thuật tỉnh đã được thưởng thức nhiều màn biểu diễn mãn nhãn, hấp dẫn, gay cấn của gần 500 vận động viên từ 26 đơn vị thuộc một số tỉnh, thành phố miền Bắc và 7 CLB Vovinam các huyện, thành phố trong tỉnh. Với thế mạnh về nội dung thi đấu đối kháng, các võ sinh CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn đã thi đấu tự tin, cống hiến những đòn đánh đẹp đậm bản sắc võ Việt... Với 35 võ sinh tham gia tranh tài, CLB gặt hái được 14 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc, 7 Huy chương đồng và xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn. Tại Giải Vovinam các CLB thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai lần I, CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn với 13 võ sinh tham gia đã đóng góp 13/18 Huy chương Vàng vào thành tích chung nhất toàn đoàn của đoàn vận động viên Hòa Bình. Ông Nguyễn Đức Quân, Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam tỉnh khẳng định: CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn là một trong nhiều CLB Vovinam ở cơ sở hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp cho phong trào tập luyện môn Vovinam trên địa bàn huyện Lương Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Với tài năng, tâm huyết của huấn luyện viên và sự đoàn kết, cố gắng của võ sinh, tin tưởng CLB Vovinam Mai Hữu Tuấn ngày càng phát triển, hứa hẹn gặt hái thêm nhiều thành tích cao trong thời gian tới. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. (Theo Linh Nhật - Báo Hòa Bình)
  6. Bùi Thị Thảo Ngân – cô gái đến từ miền quê đất Sen hồng (Đồng Tháp) vô địch Vovinam thế giới 2023 tiết lộ, bí quyết để vô địch là chiến thắng bản thân, chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo và niềm tự hào dân tộc. Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, Bùi Thị Thảo Ngân cho biết, cô vừa hoàn thành chương trình tập luyện cùng đội tuyển quốc gia Vovinam tại Hà Nội, trở về trường để tiếp tục việc học tập từ ngày 11/12. Ảnh: NVCC Thảo Ngân đang học năm 3 ngành Giáo dục thể chất, Quốc phòng và an ninh – trường Đại học Đồng Tháp. Cô cho biết, dự kiến đến đầu năm 2024 sẽ trở ra Hà Nội để tập luyện cùng đội tuyển quốc gia. Hiện tại, ngoài việc học ở trường, Thảo Ngân còn tập luyện hằng ngày tại Trường Phổ thông năng khiếu, Huấn luyện và Thi đấu thể thao Đồng Tháp cùng huấn luyện viên và đồng đội. “Nghề này đòi hỏi tụi em phải tập luyện hằng ngày để duy trì phong độ”, Ngân bộc bạch. Ngân cho biết, cơ duyên đến với bộ môn Vovinam cũng khá bất ngờ, đó là vào năm học lớp 7, ở tỉnh đến trường tuyển chọn học sinh có năng khiếu tham gia. Lúc đó, em chưa biết gì về võ, nhưng mạnh dạn đăng ký. Huấn luyện viên kiểm tra thể lực, thể hình và Ngân là người duy nhất của trường được tuyển chọn. Thảo Ngân là chị cả trong gia đình 2 chị em, cha mẹ làm nghề nông ở xã Bình Thạnh Trung (Lấp Vò, Đồng Tháp). Ngân được gia đình ủng hộ, cô sang Trường Phổ thông năng khiếu, Huấn luyện và Thi đấu thể thao Đồng Tháp tập luyện cùng thầy cô bộ môn Vovinam của tỉnh rồi sau đó được tuyển vào đội tuyển quốc gia. Ngân kể, lúc đầu tập luyện vô cùng khó khăn, không ít lần trúng đòn ‘bầm mình’ ê ẩm cả người nhưng không bỏ cuộc, càng tập Ngân càng quyết tâm và say mê với bộ môn này. Trong ảnh, Thảo Ngân mang giáp đỏ thi đấu với đối thủ Thái Lan trận chung kết vô địch thế giới. “Em kiên trì tập luyện và không bỏ cuộc cho dù khó khăn, vất vả như thế nào đi chăng nữa; em quyết tâm phải chiến thắng bản thân mình. Những ngày đầu tập luyện chưa quen, đau khắp người, đêm ngủ ê ẩm nhưng sau đó mọi việc trở nên quen thuộc và càng say mê với môn võ cổ truyền này”, Ngân bộc bạch. Năm 2023, Ngân tham dự 2 giải quốc tế là Sea Games 32 tại Campuchia và vô địch thế giới do Việt Nam đăng cai, cả 2 giải cô gái Đất Sen hồng đều đăng quang ngôi vô địch. Chia sẻ về điều này, Ngân bộc bạch: “Khi thi đấu quốc tế, đặc biệt là khoác lên mình lá cờ Tổ quốc là niềm vinh hạnh, cũng là trách nhiệm lớn lao, do đó em thi đấu quyết tâm và nỗ lực hết mình để mang vinh quang về cho đất nước”. Ngân kể, ấn tượng nhất là trận chung kết Sea Games 32 với đối thủ Philippines, bởi vì khi ấy là lần đầu tiên thi đấu quốc tế, trong lòng hồi hộp nhưng khi thắng trận, lúc trao giải lá cờ tổ quốc cùng quốc ca Việt Nam vang lên khiến em vô cùng xúc động và tự hào. Trận chung kết vô địch thế giới với đối thủ Thái Lan là một cảm xúc khác, đặc biệt và tự hào hơn. “Khi đó mọi tâm sức, chuyên môn tập trung vào trận đấu, kể cả trước trận em cũng đã nghiên cứu băng hình của đối thủ để khắc chế điểm mạnh của họ, cũng như khắc phục điểm yếu của mình. Kết quả chiến thắng chung cuộc với tỷ số 7 – 1, khi đó không chỉ em, Ban huấn luyện mà cả cha mẹ, người thân quê nhà dõi theo vỡ òa niềm vui sướng”, Thảo Ngân xúc động nhớ lại. (Nguồn: Báo Tiền Phong)
  7. Học vovinam được 2 năm, Nguyễn Thái Tồn đã phát huy được tố chất, kỹ năng, lĩnh hội rất nhanh tinh hoa của môn võ này, tự tin thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 và đoạt HCV nội dung đối kháng hạng cân 48kg. Đây là thành tích xứng đáng cho sự nỗ lực tập luyện, thi đấu của em. Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 do Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ VHTT&DL, UBND TP Hải Phòng tổ chức thu hút hơn 10.000 VĐV, HLV, săn sóc viên đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia tranh tài 217 bộ huy chương thuộc 15 môn thi đấu. Đoàn thể thao Phú Yên có 26 VĐV tham gia thi đấu 4 môn: vovinam (9 VĐV), karate (6 VĐV), taekwondo (3 VĐV), cờ vua (8 VĐV). Nguyễn Thái Tồn chụp ảnh lưu niệm tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 sau khi nhận HCV. Ảnh: CTV Xứng đáng cho sự nỗ lực Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc là sân chơi hội tụ những VĐV xuất sắc cả nước. Mỗi trận đấu, các VĐV thi đấu rất quyết liệt để giành suất đi tiếp hoặc tranh huy chương. VĐV lớp 9C, Trường THCS Lương Tấn Thịnh (TX Đông Hòa) Nguyễn Thái Tồn cho biết, đội tuyển Vovinam học sinh Phú Yên đến với giải đấu lần này chỉ được tập luyện hơn 1 tháng nên mỗi bạn luôn nỗ lực để hoàn thành giáo án của ban huấn luyện. “Mỗi ngày em tập 3 ca: 5-6 giờ sáng tập thể lực, chạy bộ khoảng 10 vòng sân vận động TP Tuy Hòa, chạy dây, gập bụng; 8 giờ 30-10 giờ 30 tập kỹ thuật, chiến thuật, đòn, thế và thi đấu đối kháng; 14-16 giờ, tiếp tục tập các chiến thuật, kỹ thuật thi đấu… Trong quá trình tập luyện, đội tuyển học sinh được tập chung với các VĐV đội tuyển Vovinam tỉnh và thường xuyên thi đấu đối kháng nên có cơ hội cọ xát để học hỏi”, Thái Tồn chia sẻ. Mặc dù tập luyện cường độ cao, Thái Tồn luôn hoàn thành các giáo án của HLV đưa ra mỗi ngày nên phát triển rất nhanh, thể lực và kỹ thuật khá tốt. Thái Tồn là VĐV nổi trội nhất trong 9 VĐV đội tuyển Vovinam học sinh của tỉnh.= Theo Thái Tồn, để đoạt HCV tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 là một quá trình nỗ lực và thi đấu với quyết tâm cao. Trong 1 ngày, em thi đấu 5 trận. Buổi sáng thi đấu 3 trận vòng loại, buổi chiều vào bán kết và chung kết. Cường độ thi đấu dày đặc như vậy đòi hỏi VĐV phải có thể lực, sức bền mới có kết quả tốt. “Khi em đánh thắng trận thứ nhất ở vòng loại, ngồi nghỉ chưa được 1 tiếng đồng hồ là chuẩn bị bước vào đánh trận thứ hai. Ở trấn đấu thứ hai, gặp đối thủ ở tỉnh Nghệ An rất mạnh, lúc đó em đánh theo ý đồ chiến thuật của HLV Trần Thanh Phong và giành chiến thắng 2-0. Từ đó, em có động lực đánh thắng trận thứ ba rồi bước vào trận bán kết. Trận chung kết là trận cam go nhất, nhưng em luôn giữ bình tĩnh, cảnh giác đối phương để ra đòn ghi điểm, nhờ vậy em giành chiến thắng 3-0 và đoạt HCV. Đoạt huy chương lần này em thật sự bất ngờ và rất vui, tạo động lực rất lớn để em nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho các giải đấu sắp tới”, Thái Tồn nói. Hướng đến đội tuyển Vovinam tỉnh Đoạt HCV tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 là cơ hội lớn để Nguyễn Thái Tồn bước vào đội tuyển trẻ Vovinam của tỉnh. Ngay khi kết thúc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, Thái Tồn được triệu tập để tập luyện cùng các VĐV đội tuyển Vovinam tỉnh chuẩn bị tham gia Giải vô địch vovinam miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 2 năm 2024. Thái Tồn cho biết: “Hiện em đang nỗ lực tập luyện để đạt thành tích tốt nhất tại Giải vô địch vovinam miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 2 tổ chức tại Phú Yên vào ngày 23/8 tới”. Nguyễn Thái Tồn đến với vovinam khá muộn. Hè năm lớp 6 em mới tham gia tập võ tại Trường THCS Lương Tấn Thịnh với mục đích nâng cao sức khỏe và phòng thân. Với niềm đam mê và có tố chất, kỹ năng, trong 2 năm theo học, Thái Tồn được thầy Võ Ngọc Hiến, giáo viên Giáo dục thể chất của trường truyền đạt những đòn, thế, bài quyền… của môn phái và em nhanh chóng lĩnh hội. Trong đội tuyển Vovinam học sinh Phú Yên tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, Nguyễn Thái Tồn là VĐV nổi trội nhất và ban huấn luyện rất kỳ vọng về em trước khi bước vào giải đấu này. Trong thi đấu, em rất bình tĩnh, tự tin, thực hiện theo đúng ý đồ chiến thuật của ban huấn luyện và đoạt được HCV. Sắp tới, ban huấn luyện đội tuyển Vovinam tỉnh sẽ đề xuất với Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Phú Yên rút em về đội tuyển tỉnh để tập luyện lâu dài, nâng cao trình độ, tham gia các giải đấu ở cấp độ đội tuyển. HLV trưởng đội tuyển Vovinam tỉnh Trần Thanh Phong Để thử sức mình, tháng 5/2024, Thái Tồn tham gia Giải vovinam - Việt võ đạo các CLB TP Tuy Hòa mở rộng lần thứ II năm 2024 và đoạt HCV nội dung đối kháng hạng cân 48kg. Lần đầu tiên tham gia giải đấu đoạt huy chương đã tạo động lực cho Thái Tồn nỗ lực tập luyện và em tiếp tục tham gia Giải vô địch vovinam các lứa tuổi tỉnh Phú Yên diễn ra hồi tháng 7/2024. Tại giải đấu này, Thái Tồn tiếp tục thi đấu xuất sắc và đoạt HCV nội dung đối kháng hạng cân 48kg. Nam sinh cao 1m65 quê ở phường Hòa Hiệp Trung (TX Đông Hòa) chia sẻ: “Từ khi tiếp cận vovinam em thật sự yêu thích môn võ này. Mỗi buổi tập, em luôn để tâm và cố gắng hết sức mình. Mục tiêu của em là phấn đấu để được vào đội tuyển Vovinam tỉnh, có cơ hội tập luyện nâng cao và đi theo con đường chuyên nghiệp”. (Theo TRUNG HIẾU - Báo Phú Yên)
  8. Môn Vovinam Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 2024 đã khép lại với ngôi đầu toàn đoàn thuộc về tuyển Vovinam học sinh TP. Hồ Chí Minh với 13 Huy chương Vàng. Đây là môn thi có số lượng vận động viên tham gia đông kỷ lục với 652 vận động viên đến từ 39 tỉnh thành trên cả nước. Tham gia đông kỷ lục Khép lại ngày 4/8, tại Nhà thi đấu huyện An Lão (Hải Phòng), môn Vovinam Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần X - 2024 đã trải qua 5 ngày thi đấu (từ ngày 31/7). Ở kỳ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, sân chơi Vovinam học đường đã thu hút số lượng đoàn và vận động viên (VĐV) học sinh tham dự ngày càng đông đảo, trải đều khắp ba miền của đất nước. Theo đó, môn Vovinam có số lượng VĐV tham gia đông kỷ lục với 652 VĐV đến từ 39 tỉnh thành trên cả nước. Các VĐV tranh tài ở 36 bộ huy chương gồm 16 nội dung quyền và 20 hạng cân đối kháng của hai cấp học THCS và THPT. Sau 5 ngày tranh tài, đội tuyển Vovinam học sinh TP Hồ Chí Minh giành ngôi đầu toàn đoàn Hội thi Phù Đổng toàn quốc 2024 với 13 Huy chương vàng (HCV), 5 Huy chương Bạc (HCB) và 4 Huy chương Đồng (HCĐ) cùng tổng điểm 232 điểm. Xếp hạng nhì là Đồng Tháp với 3 HCV, 5 HCB, 10 HCĐ với 185 điểm. Hạng ba chung cuộc là Cần Thơ có 7 HCV và 8 HCB với 177 điểm. Chia sẻ về những thành tích này, ông Nguyễn Bình Định, Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi tự hào khi thấy môn Vovinam đang dần trở nên gần gũi hơn với cộng đồng và được nhiều bạn trẻ, học sinh yêu thích tập luyện. Chất lượng thi đấu của các em học sinh được cải thiện qua mỗi là minh chứng cụ thể”. Những năm qua, các hoạt động thể thao trong học đường ngày càng được quan tâm. Việc đưa võ thuật vào trường học là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhằm nâng tầm thể chất Việt. Theo đó, Vovinam - môn võ Việt đã có những dấu ấn tích cực trong phong trào thể thao học đường khi được đưa vào thi đấu tại các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc. Môn Vovinam phát triển trong học đường giúp học sinh nuôi dưỡng niềm đam mê võ thuật truyền thống Việt Nam, tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ. Tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á XIII hồi tháng 6, ngoài chủ nhà Việt Nam, các quốc gia tranh tài môn võ thuật này có thêm Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar và Thái Lan với hơn 120 VĐV. Môn Vovinam có số lượng VĐV tham gia đông kỷ lục với 652 VĐV đến từ 39 tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: GD Khẳng định vị trí đầu bảng Với thành tích vượt trội, đội TP Hồ Chí Minh đã dẫn đầu bảng ở nhiều môn thi tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, trong đó có môn Vovinam. Trước đó, ngày 25/4, Giải Vovinam Hội khỏe Phù Đổng TP Hồ Chí Minh năm học 2023-2024 đã khai mạc tại NTĐ Phú Thọ với hơn 1.500 VĐV tranh tài. Giải Vovinam Hội khỏe Phù Đổng TP Hồ Chí Minh năm học 2023-2024 diễn ra từ ngày 25 đến 29/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TP Hồ Chí Minh) với sự tham gia đông đảo của hơn 1.500 VĐV. Đây là các học sinh ưu tú của 22 Đội đại biểu Hội khỏe Phù Đổng từ 22 quận, huyện và TP Thủ Đức được tuyển chọn từ hơn 300 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, TP Thủ Đức. Các VĐV tranh tài ở 87 bộ huy chương bao gồm 52 bộ huy chương ở các hạng cân đối kháng và 35 bộ huy chương các nội dung quyền ở cả 3 cấp học. Trong đó, lứa tuổi Tiểu học với 21 bộ huy chương (14 hạng cân đối kháng, 7 nội dung quyền), lứa tuổi THCS với 29 bộ huy chương (18 hạng cân đối kháng, 11 nội dung quyền), lứa tuổi THPT với 37 bộ huy chương (20 hạng cân đối kháng, 17 nội dung quyền). Giải đấu ghi nhận một trong ba môn thể thao có số lượng VĐV học sinh tham gia đông đảo nhất trong lịch sử giải thể thao học đường TP HCM, cũng như giải Vovinam cấp tỉnh, thành có số lượng vận động viên học sinh tham gia đông nhất trong hệ thống giải Vovinam toàn quốc. Tại giải năm nay, các học sinh trường năng khiếu, tuyến dự tuyển không được tham dự (trường: Năng khiếu TDTT TP Hồ Chí Minh, Trường Năng khiếu Nguyễn Thị Định, Trường Năng khiếu Bình Chánh) do vậy các trận đấu diễn ra với chất lượng chuyên môn khá cân bằng giữa các VĐV. Từ giải này, những nhân tố điển hình đã được lựa chọn tham gia thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2024 vừa qua. (Theo LV/Báo Tin tức)
  9. Sáng 8-8-2024, tại thị xã Bình Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp UBND thị xã Bình Long, Liên đoàn Vovinam tỉnh Bình Phước tổ chức khai mạc giải vô địch Vovinam các lứa tuổi tỉnh Bình Phước năm 2024. Hơn 250 vận động viên của các câu lạc bộ (CLB) võ Vovinam của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tham dự giải. Các vận động viên tham gia tranh tài ở các nội dung: thi đối kháng cá nhân nam, nữ; thi quyền (12 nội dung) tranh giải cá nhân nam, cá nhân nữ, đôi nam, đôi nữ, với 2 lứa tuổi từ 12-15 tuổi và từ 16-35 tuổi. Toàn cảnh buổi lễ Các đại biểu và vận động viên dự lễ khai mạc Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị Các võ sinh biểu diễn tại lễ khai mạc Đối với nội dung thi đối kháng cá nhân gồm 6 hạng cân nam và 5 hạng cân nữ ở lứa tuổi 12-15 tuổi và 7 hạng cân nam và 6 hạng cân nữ đối với lứa tuổi từ 16-35. Đối với nội dung thi quyền ở hai lứa tuổi đều thi đấu 6 nội dung. Giải dự kiến diễn ra từ ngày 8 đến 11-8-2024. Đây là hoạt động nhằm phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao, trong đó ưu tiên phát triển các môn võ dân tộc trong nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc của người Việt Nam. Qua đó, phát hiện, tuyển chọn các vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc bổ sung cho đội tuyển Vovinam của tỉnh, tham gia bồi dưỡng thi đấu các giải quốc gia, quốc tế. (Theo Văn Tâm - Báo Bình Phước Online)
  10. Gần đây, đoạn clip một tên trộm dắt xe máy ra vỉa hè, chưa kịp nổ máy thì bị cô gái trong nhà lao ra đạp khiến hắn phải bỏ của chạy lấy người đã gây sốt trên cộng đồng mạng. Người ta hoang mang vì sự táo tợn của tên cướp một phần, nhưng lại khâm phục cô gái dũng cảm và tài năng kia mười phần. Vì không phải ai cũng dám chống trả quyết liệt như thế với bọn cướp manh động. song-phi-trom-xe-may-1624542123.mp4 Cô gái mặc váy ‘song phi’ tên trộm xe máy. Danh tính của nữ hiệp Vovinam bay người đá tên trộm xe máy sau đó lộ diện. Cô tên là Ngọc Tuyền, năm nay 20 tuổi, hiện đang làm thu ngân tại một quán ăn ở quận 1 (TP.HCM). Sở dĩ Ngọc Tuyền gan dạ như thế vì cô luyện Vovinam từ năm cấp 2 và từng tham gia thi đấu đối kháng. Sự cố diễn ra vào tối ngày 23/6, khi hai thanh niên đeo khẩu trang đi xe máy đã dừng chân trước một quán ăn. Trong khi một thanh niên cảnh giới, tên còn lại tiến vào bên trong dắt trộm xe máy. Ngọc Tuyền luyện Vovinam từ năm cấp 2. Khi tên này đang định nổ máy thì bất ngờ một cô gái mặc váy đen lao rất nhanh từ trong quán ra, phi thân ra đòn khiến tên trộm ngã văng ra đường rồi bỏ chạy bỏ lại chiếc dép. Chia sẻ sau sự cố, Ngọc Tuyền cho biết khi thấy tên trộm, cô đã bay người tung đòn chân tấn công số 8 (một đòn thế đặc sắc của Vovinam). May cho tên cướp là cô gái lúc đó mặc đồ không tiện cho việc đánh nhau nên tên cướp không dính hết đòn và còn chạy được. Cô cho biết khi thấy tên trộm đang dắt xe của mình, cô chỉ muốn bảo vệ tài sản vì đó là món quà mà bố mẹ tặng trước khi lên TP. HCM. Tuyền thậm chí còn tự tin rằng nếu mặc đồ thoải mái hơn, cô có thể đã bắt được tên trộm đó. “Sau chuyện này, tôi quyết tâm giảm cân và tập võ đều hơn nữa”, cô gái chia sẻ. (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
  11. Việt Nam vẫn luôn tự hào là một dân tộc có tinh thần thượng võ. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đầy biến động với các cuộc chiến chống ngoại xâm liên miên, nhân dân ta đã tích lũy và gây dựng được một nền võ thuật ngày càng phổ biến và cũng ngày càng được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới. Và nhắc tới võ học truyền thống của nước ta thì không thể không nhắc tới VOVINAM – môn võ vừa được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2023 vừa qua. Kính mời quý khán giả xem chương trình Vovinam – Hành trình từ võ thuật tới Di sản do Truyền hình Quốc Hội Việt Nam sản xuất. Vovinam-Hanh-trinh-tu-vo-thuat-toi-Di-san.mp4 Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam
  12. Lần đầu tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, Nguyễn Văn Cường (lớp 11B7, trường THPT Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã xuất sắc giành huy chương Vàng Vovinam nội dung đối kháng. Hành trình chinh phục huy chương Vàng lần này là kỷ niệm đáng nhớ đối với Nguyễn Văn Cường. (Ảnh: NVCC) Trải qua 5 ngày thi đấu, tối 4/8, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao huyện An Lão (Hải Phòng), môn Vovinam Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2024 đã khép lại với ngôi đầu toàn đoàn thuộc về Đội tuyển Vovinam học sinh TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, đoàn Vovinam học sinh TP Hồ Chí Minh đã giành được 13 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Bạn Nguyễn Văn Cường (lớp 11B7, trường THPT Tân Bình) cũng đã xuất sắc giành được huy chương Vàng vovinam ở nội dung Đối kháng. Hành trình theo đuổi Vovinam của nam sinh Trường THPT Tân Bình Nguyễn Văn Cường bén duyên với Vovinam từ những năm đầu Tiểu học. Từ sự tò mò ban đầu, bạn được mẹ cho theo học tại một câu lạc bộ chuyên về võ ở gần nhà. Dần dà, Cường bắt đầu yêu thích môn thể thao này hơn. Ước mơ được một lần đặt chân tới giải toàn quốc khiến Cường gắn bó với bộ môn này đến tận bây giờ. Đến năm lớp 5, Cường bắt đầu tham gia các giải đấu và mang về nhiều thành tích. Giải thưởng đầu tiên mà Cường nhận được là hạng ba học sinh của quận. Đây cũng là bước đệm để Cường có nhiều cơ hội tham gia các cuộc thi sau này. Kh tập luyện, thi đấu, Cường cũng thường gặp phải những chấn thương như trật khớp ngón tay hay cổ tay. Điều này gây không ít khó khăn cho bạn trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, thời gian chờ chấn thương hồi phục cũng gây trở ngại. Những nỗ lực luyện tập được đền đáp khi Cường được tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Nói về thời điểm đó, Cường kể: “Mình cảm thấy vui và bất ngờ khi được triệu tập. Lúc đó, mình chỉ nghĩ lên đây để học hỏi trau dồi thêm kỹ năng và dự bị cho bạn tốt hơn”. Từ tâm thế là người dự bị, sau quá trình luyện tập, Cường ngày càng hoàn thiện bản thân và được tham gia thi đấu chính. Huy chương Vàng ở nội dung Đối kháng tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc có thể nói là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực mà Cường bỏ ra. Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc - Dấu ấn đẹp của những năm cấp ba Nhớ lại ngày đầu tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, cũng như các vận động viên khác, Cường có chút bỡ ngỡ khi phải tập làm quen với thời tiết của thành phố Hải Phòng. Khi giành chiến thắng, Cường đã không cầm được nước mắt vì hạnh phúc. Khoảnh khắc đứng trên bục nhận thưởng, bạn rất tự hào khi công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Cường kể rằng người đầu tiên bạn chia sẻ niềm vui này chính là mẹ. Khi gọi về nhà, mẹ của bạn đã khóc vì hạnh phúc. Mẹ cũng chính là người luôn đồng hành và gắn bó với Cường trong suốt hành trình theo đuổi Vovinam. Nói về chiến thắng này, Cường cho biết có ba yếu tố tạo nên: “Một là, sự ân cần của ban huấn luyện. Hai là, sự cổ vũ của các bạn trong đội TP Hồ Chí Minh. Và ba là, sự quyết tâm, khổ luyện của chính mình”. Tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần này, Cường còn có cơ hội được gặp gỡ những người bạn mới, tài giỏi và đáng để học hỏi. Với bạn, kỷ niệm đáng nhớ và đáng trân trọng nhất là khi các bạn cùng ngồi lại tâm sự về những khó khăn cũng như thành quả đã đạt được sau những ngày đã luyện tập. Đối với những bạn có niềm yêu thích hay đang luyện tập Vovinam, Cường có lời nhắn nhủ: “Hãy luôn tin tưởng bản thân. Quyết tâm, nỗ lực hết mình. Khi ấy quả ngọt sẽ tới”. (Theo Báo Nhân Dân)
  13. Cô gái gốc Việt, Trương Thủy Tiên mở ra võ đường Thăng Long ngay trung tâm thủ đô Paris. Cô là võ sư Vovinam duy nhất ở Paris, góp phần quảng bá môn võ thuần Việt nơi đất khách quê người. Nữ võ sư Vovinam duy nhất ở Paris - vovinam.digital.mp4 (Nguồn: VTC1)
  14. Thế thao không chỉ là mồ hôi, nước mắt mà là chiếc cầu nối cho những cảm xúc đôi lứa. Và câu chuyện tình yêu của hai vận động viên Vovinam Mai Thị Kim Thuỳ và Huỳnh Xuân Đạt sẽ đưa chúng ta đến một góc khác trong tình yêu là sự hy sinh. (Theo: Thể Thao TV) VOVINAM.digital.mp4
  15. Võ thuật Nhật Bản nổi tiếng với Karate, Judo, Jujitsu, Kendo v..v nên để du nhập một môn võ nước ngoài vào có thể nói là điều rất khó. Nhưng như một cơ duyên, Vovinam đến Nhật Bản từ năm 2011 nhờ một đô vật chuyên nghiệp người Nhật, ông Fujisaki Tadahiro, hay được biết đến với tên thân mật là Fugo. 12 năm qua, Vovinam đã không ngừng phát triển tại Nhật Bản, hiện có 10 lớp võ với 300 môn sinh tập luyện. Nổi bật trong số đó là Shiho Sasaki, gương mặt quen thuộc với vai trò ca sĩ trong các chương trình giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản nhiều năm qua. Yêu quý môn võ của Việt Nam, cô quyết tâm tập luyện và trở thành võ sĩ thi đấu trong nhiều giải đấu Vovinam. Nữ ca sĩ Nhật và tình yêu với Vovinam - VTV4.mp4 (Nguồn: VTV4)
  16. Tối 4/8, tại Nhà thi đấu huyện An Lão (Hải Phòng), môn Vovinam Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 2024 đã khép lại với ngôi đầu toàn đoàn thuộc về đội tuyển Vovinam học sinh TPHCM khi giành được 13 HCV. Môn Vovinam Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần X năm 2024 diễn ra từ ngày 31/7-4/8 tại Nhà thi đấu TDTT huyện An Lão (Hải Phòng). Ở kỳ Hội khoẻ Phù Đổng này, sân chơi Vovinam học đường này đã thu hút số lượng đoàn và VĐV học sinh tham dự ngày càng đông đảo, trải đều khắp ba miền của đất nước. Theo đó, môn Vovinam có số lượng VĐV tham gia đông kỷ lục với 652 VĐV đến từ 39 tỉnh thành trên cả nước. Các VĐV tranh tài ở 36 bộ huy chương gồm 16 nội dung quyền và 20 hạng cân đối kháng của hai cấp học THCS và THPT. Ông Nguyễn Bình Định, Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam cho biết: “Chúng tôi tự hào khi thấy môn Vovinam đang dần trở nên gần gũi hơn với cộng đồng và được nhiều bạn trẻ, học sinh yêu thích tập luyện. Chất lượng thi đấu của các em học sinh được cải thiện qua mỗi là minh chứng cụ thể”. Sau 5 ngày tranh tài, đội tuyển Vovinam học sinh TPHCM giành ngôi đầu toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 2024 khi có được 13 HCV, 5 HCB và 4 HCĐ với tổng điểm 232 điểm. Xếp hạng nhì là Đồng Tháp với 3 HCV, 5 HCB, 10 HCĐ với 185 điểm. Hạng ba chung cuộc là Cần Thơ có 7 HCV và 8 HCB với 177 điểm. Nguyễn Ngọc Như Ý giành HCV nội dung Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp nữ. Đặng Cao Ánh Dương/Đặng Cao Triều Dương giành HCV Song luyện 1 nữ Đặng Cao Ánh Dương/Đặng Cao Triều Dương giành HCV Song luyện 1 nữ. Huỳnh Dương Khả Doanh giành HCV Long hổ quyền. Lê Quang Huy/Nguyễn Lê Phú Thịnh giành HCV Song luyện 1 nam. Trí Việt giành HCV Ngũ môn quyền. Những năm qua, các hoạt động thể thao trong học đường ngày càng được quan tâm. Việc đưa võ thuật vào trường học là chủ trương của Bộ GD&ĐT nhằm nâng tầm thể chất Việt. Theo đó, Vovinam - môn võ Việt đã có những dấu ấn tích cực trong phong trào thể thao học đường khi được đưa vào thi đấu tại các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc. Việc Vovinam phát triển trong học đường giúp học sinh nuôi dưỡng niềm đam mê võ thuật truyền thống Việt Nam, tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ. Tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á XIII hồi tháng 6, ngoài nước chủ nhà Việt Nam, các quốc gia tranh tài môn võ thuật này gồm có Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar và Thái Lan với hơn 120 VĐV. Đội tuyển Vovinam học sinh TPHCM giành ngôi đầu toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 2024. (Theo Phạm Nguyễn - Báo Tiền Phong Online)
  17. Bộ ảnh cưới của cặp huấn luyện viên bộ môn Vovinam tại Thái Nguyên, Nguyễn Tiến Tùng và Nguyễn Thị Kim Phượng, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng bởi sự độc đáo, phá cách. Đến với nhau từ tình yêu võ thuật, vì vậy, hai võ sư quyết định chụp bộ ảnh cưới mang đậm phong cách "kiếm hiệp" để kể lại câu chuyện tình của mình. Trước đó, Tiến Tùng từng là vận động viên Vovinam của tỉnh Yên Bái. Sau khi thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên, anh tiếp tục sinh hoạt tại Việt Võ Đạo tỉnh Thái Nguyên. Tại đây anh gặp người vợ tương lai của mình. Khi mới quen, cả hai chưa thực sự dành thiện cảm cho người kia. Mối quan hệ của họ lúc này chỉ là bạn bè. Sau thời gian cùng tập luyện, sự giản dị, duyên dáng nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh của Kim Phượng đã dần chinh phục trái tim của Tùng. Không chỉ có những màn võ thuật như trong phim, Kim Phượng và Tiến Tùng còn thực hiện những shoot ảnh lãng mạn trong trang phục cô dâu, chú rể. Đám cưới của hai người diễn ra ngày 18/2/2017 Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Tùng Phát. (Theo Minh Minh - VnExpress)
  18. Nhắc đến võ thuật Bến Tre hiện nay, giới chuyên môn trong tỉnh, khu vực và toàn quốc chẳng lấy làm xa lạ với cái tên Phạm Thị Kiều Giang. Em chính là gương mặt nổi trội của làng võ Bến Tre, không chỉ là về thành tích thi đấu mà còn là câu chuyện về niềm đam mê và sự kiên trì luyện tập “tưởng không thể theo, nhưng rồi không thể bỏ”. Vận động viên Vovinam Phạm Thị Kiều Giang. Nghiệp võ… trót mang Sinh tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành - nơi được mệnh danh là “lò võ” của tỉnh, không khó để Kiều Giang bắt duyên với nghiệp võ. Em tiếp cận bộ môn Võ thuật khi mới tròn 8 tuổi. là con gái duy nhất trong gia đình 5 anh em đều có học võ và em cũng là người duy nhất trong gia đình đeo đuổi võ thuật chuyên nghiệp, đến nay đã hơn 15 năm. Giang là một trong những gương mặt sáng trong làng võ tỉnh nhà, với nhiều thành tích nổi trội như: Huy chương vàng (HCV) Giải Vovinam đồng bằng sông Cửu Long năm 2006, HCV Giải Trẻ toàn quốc năm 2007… Tuy nhiên, có một thời gian dài Giang phải gác lại niềm đam mê của mình do bị chấn thương nặng ở vai và phải dưỡng bệnh sau 3 lần phẫu thuật (thời gian không tham gia thi đấu từ năm 2009 - 2017). Dù vậy, trong khoảng thời gian nghỉ dưỡng bệnh, Giang vẫn tham gia huấn luyện cho các lớp phong trào để vừa giữ nhịp rèn luyện cho bản thân vừa được sống trong niềm đam mê võ thuật. Đến năm 2017, khi sức khỏe đã hoàn toàn hồi phục, đảm bảo cho các kỳ thi đấu, Giang đã quyết định trở lại võ đài trong màu áo đội tuyển tỉnh theo mong muốn của ngành chuyên môn. Ngay trong lần xuất hiện đầu tiên sau nhiều năm “vắng bóng” trên võ đài, Giang đã thể hiện phong độ và khả năng thi đấu vượt trội khi mang về cho tỉnh chiếc HCV hạng cân 51 nữ tại Đại hội Thể dục thể thao đồng bằng sông Cửu Long năm 2017. Đặc biệt, tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 (Hà Nội), Kiều Giang đã thi đấu đầy bản lĩnh, mang chiếc HCV về cho Bến Tre, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Đoàn thể thao tỉnh (đạt 6 HCV, 4 HC bạc và 5 HC đồng, đứng trong top 30/64 tỉnh, thành, đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra). Chia sẻ về “bí quyết” đạt được những kết quả ấy, Giang bộc bạch: “Trong mỗi việc, đặc biệt là thể thao, mỗi người tham gia phải có một đam mê lớn và quyết tâm mạnh mẽ thì mới đeo đuổi được, cũng có thể nói là dùng ý chí để chiến thắng bản thân, kiên trì luyện tập. Không nên quá vội vã, mà phải tập từ mức độ dễ đến khó, tuân thủ theo giáo trình của huấn luyện viên để đạt kết quả tốt nhất”. Hiện Giang vừa là vận động viên đội tuyển Vovinam của tỉnh, vừa tham gia huấn luyện các lớp phong trào cho thiếu nhi tại quê nhà. Lời khuyên cùng bạn nữ Nhiều ý kiến cho rằng, con gái mà học võ sẽ bị thô cứng, không còn nữ tính. Hoàn toàn sai. Kiều Giang chính là một minh chứng. Gần 20 năm tập võ, em có một phong thái năng động, trẻ trung và cũng rất nữ tính, duyên dáng. Giang bày tỏ: “Hiện nay, phong trào luyện tập võ thuật của tỉnh nhà đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều bạn trẻ và cả thiếu nhi tham gia luyện tập, theo học ở các nơi, trong đó có rất nhiều bạn nữ. Khi học võ (duy trì đúng cách) thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, nhất là các bạn nữ. Học võ để trang bị kỹ năng thoát hiểm trong các tình huống nguy hiểm, về mặt sức khỏe sẽ giúp người tập có một vóc dáng cân đối, khỏe khoắn, trẻ trung và nhanh nhẹn”. Theo Giang, học võ đối với mọi người, nhất là các bạn nữ là điều rất cần thiết, và tùy theo khả năng sẽ học theo một tiến trình phù hợp. Từ kinh nghiệm bản thân, Kiều Giang lưu ý với các bạn mới luyện tập bộ môn võ, khi tập luyện có va chạm, cơ thể người tập bị thương thì phải tập trung chăm sóc vết thương, hồi phục sau chấn thương cho tốt rồi mới bắt đầu tập lại, dù có đam mê nhưng tuyệt đối không nên chủ quan với các vết thương. “Kiều Giang là một trong những vận động viên có khả năng thi đấu tốt, mang về cho tỉnh nhiều thành quả tốt đẹp trong thi đấu bộ môn Vovinam cấp khu vực và toàn quốc. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần luôn chịu khó phấn đấu, kiên trì rèn luyện của Kiều Giang. Em là tấm gương sáng để các vận động viên trẻ noi theo”. (Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thiện Chí) (Theo Ánh Nguyệt - Báo Đồng Khởi)
  19. Trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ ở hạng cân nặng, chàng võ sĩ Nguyễn Hữu Toàn người Nam Định vẫn xuất sắc khẳng định tài năng với tấm HCV tại giải Vovinam vô địch thế giới lần thứ 7 diễn ra tại TP.HCM. Giải Vovinam vô địch thế giới lần này chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của các quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó nội dung đối kháng, đặc biệt là ở hạng cân nặng 92 kg mà Nguyễn Hữu Toàn góp mặt có sự cạnh tranh của các đối thủ Romania, Libya, Iran, Nga. Nguyễn Hữu Toàn (trái) trong chiến thắng trước võ sĩ Nga ở chung kết hạng cân 92 kg. Ảnh: GIANG LÊ Với tâm thái tự tin, ý chí quyết tâm cùng đấu pháp hợp lý, võ sĩ thành nam lần lượt thắng Adrian Bogdan (Romania) ở bán kết sau đó quật ngã Stanislav Nosov (Nga) ở trận chung kết để lên ngôi vô địch. Đây là thành tích rất đáng được ghi nhận của Nguyễn Hữu Toàn cũng là niềm tự hào của thể thao Nam Định, cho thấy thành quả từ sự đầu tư đúng đắn của tỉnh Nam Định nói riêng và ngành thể thao nói chung. Ngoài Nguyễn Hữu Toàn, các võ sĩ Việt Nam cũng thể hiện được khả năng khi chơi trên sân nhà với những gương mặt vàng như Phạm Thị Kiều Giang (54 kg nữ), Lê Nguyễn Hoài Nam (57 kg nam), Ma Thị Hồng Nhung (63 kg nữ), Bùi Thị Thảo Ngân (66 kg nữ), Bùi Xuân Nhật (68 kg nam), Nguyễn Hòa Ân/Vũ Duy Bảo/Phan Tấn Thành/Võ Trọng Nhân (đòn chân tấn công nam), Nguyễn Tứ Cường (ngũ môn quyền), Nguyễn Thị Ngọc Trâm (long hổ quyền), Huỳnh Khắc Nguyên (nhật nguyệt đại đao pháp nam),… Nguyễn Hữu Toàn (trái) ăn mừng đoạt HCV Vovinam thế giới. Ảnh: GIANG LÊ Giải vô địch vovinam thế giới năm 2023 diễn ra từ ngày 22 đến 30.11 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM) với quy mô lớn, số lượng VĐV và các đoàn thể thao tham gia đông nhất trong lịch sử tổ chức từ trước tới nay (650 VĐV, HLV đến từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ) cùng nhau tranh tài ở 44 bộ huy chương với 26 nội dung quyền và 18 hạng cân đối kháng. Nguyễn Hữu Toàn mang về thành tích nổi bật cho thể thao Nam Định. Ảnh: NVCC Giải được tổ chức với ý nghĩa vô cùng trọng đại, đúng vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập môn phái vovinam – Việt võ đạo. Đồng thời, vovinam cũng chính thức được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng tới việc xây dựng và phát triển thành Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. (Nguồn: Báo Thanh Niên)
  20. Hiện Algeria có tổng cộng 339 câu lạc bộ Vivonam nằm khắp nơi tại 37/58 tỉnh và thành phố trên cả nước, trở thành một trong những quốc gia có số lượng võ sinh đông đảo nhất, chỉ sau Việt Nam. Các vận động viên Algeria tranh tài tại một giải đấu. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN) Việt Nam đang chuẩn bị đề nghị UNESCO công nhận Vovinam-Việt Võ Đạo là di sản văn hóa phi vật thể. Với lịch sử 85 năm hình thành và phát triển, đến nay Vovinam đã có sự phát triển rộng khắp tại hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hút hàng triệu người tham gia luyện tập. Câu chuyện về sự phát triển của môn võ này ở Algeria thể hiện một sức lan tỏa kỳ lạ. Dù chỉ mới chính thức xuất hiện tại Algeria hơn 20 năm kể từ khi câu lạc bộ Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên được thành lập năm 2001 tại quận Hydra, thủ đô Algiers, tuy nhiên đến nay môn võ truyền thống của dân tộc Việt đã thật sự lan tỏa và có một sức sống mãnh liệt trên vùng đất Bắc Phi xa xôi. Những nét tinh hoa võ thuật Á Đông cùng với những tuyệt kỹ của môn phái Việt Võ Đạo, kết tinh từ võ vật truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt, đã sớm thu hút sự quan tâm, đam mê theo dõi và tập luyện của đông đảo môn sinh tại quốc gia châu Phi này. Nhiều người ban đầu đến với Vovinam như một sự tình cờ, thỏa mãn tính tò mò hay vì lòng ngưỡng mộ đối với một dân tộc có nhiều điểm tương đồng với Algeria và đã từng đánh bại hai cường quốc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của mình. Thế nhưng sau đó, họ yêu thích và gắn bó lâu dài với Vovinam. Ngày nay, không khó để tìm ra những võ sinh tập luyện môn võ này gần 20 năm trong các câu lạc bộ tại đây. Cơ duyên kỳ lạ Người có công lớn đưa Vovinam đến đất Algeria và gây dựng được sự phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay chính là võ sư Mohamed Djouadj. Theo chia sẻ của ông, lớp học Vovinam đầu tiên của ông tại Hydra năm 2001 chỉ có 41 võ sinh. Theo thời gian, với những cố gắng của mình, đến nay ông đã giúp môn võ Việt có mặt ở nhiều nơi trên đất Algeria cũng như phát triển ra nhiều nước châu Phi khác. Võ sư Djouadj hiện cũng là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Algeria, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam châu Phi và là Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới. Ngày nay, Algeria có khoảng 30.000 môn sinh theo học Vovinam và hầu như tất cả các tỉnh, thành phố đều có ít nhất một câu lạc bộ Vovinam hoạt động khá mạnh. Hiện Algeria có tổng cộng 339 câu lạc bộ Vivonam nằm khắp nơi tại 37/58 tỉnh, thành phố trên cả nước, trở thành một trong những quốc gia có số lượng võ sinh đông đảo nhất, chỉ sau Việt Nam. Phong trào học võ Vovinam ngày càng được mở rộng và phát triển rộng khắp tại quốc gia này đã thật sự trở thành cầu nối văn hóa giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Buổi luyện tập của các võ sinh Vovinam tại câu lạc bộ thuộc trụ sở Liên đoàn Vovinam Algeria tại thủ đô Algiers. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN) Thông qua Vovinam, những người yêu Việt Nam và Algeria có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam. Bởi vì, khi theo học môn võ này, các võ sinh cũng có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Tại phòng truyền thống của Liên đoàn Vovinam Algeria, bên cạnh các thành tích như huy chương, cờ, cúp các giải đấu lớn nhỏ còn có một góc dành cho việc giới thiệu các loại sách báo về Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể về câu chuyện của Vovinam, Võ sư Djouadj chia sẻ ông bắt đầu đến với võ Việt từ năm 1985 khi luyện tập Sơn Long quyền thuật tại một câu lạc bộ ở quận El Harrach, thủ đô Algiers. Nhưng sau đó ông chuyển sang tìm hiểu về Vovinam – Việt Võ Đạo. Đến năm 2001, ông có dịp liên hệ trực tiếp với chủ tịch Liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo thế giới, võ sư Trần Nguyên Đạo, người khi đó đang ở Pháp. Sau sự kết nối này, võ sư Trần Nguyên Đạo đã cử võ sư người Pháp Daniel Bloume tới Algeria vào tháng 9/2001 để huấn luyện cho các võ sinh. Võ sư Djouadj nhớ lại: “Năm 2002, chúng tôi đã lần đầu tiên tham dự Giải vô địch Vovinam thế giới tại Paris (Pháp) và đạt được thành tích một huy chương Vàng, 2 huy chương Đồng. Kể từ đó, tôi bắt đầu phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo tại Algeria. Kết quả cho tới nay, Vovinam đã có mặt tại hơn 30 tỉnh thành trên toàn Algeria, với trên 30.000 võ sinh tham gia luyện tập.” Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Algeria (AVVF) trực thuộc Bộ Thanh niên và Thể thao Algeria được chính thức thành lập vào tháng 3/2007 và trở thành thành viên của Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới vào năm 2011. Kể từ đó, rất nhiều võ sư Việt Nam đã được cử sang huấn luyện cho phía Algeria, trong số đó có cả võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Chánh chưởng quản Hội đồng võ sư môn phái Vovinam. AVVF đặt mục tiêu phát triển Vovinam trên toàn bộ 58 tỉnh, thành phố của Algeria vào năm 2030. Hiện nay, tổ chức này đang tích cực làm việc, liên hệ với rất nhiều đại diện, chủ các câu lạc bộ thể thao, võ thuật trên toàn quốc để mở các câu lạc bộ mới, truyền bá rộng rãi hơn nữa Vovinam. Gần đây nhất, Vovinam cũng đã vươn tới các tỉnh thành xa xôi phía Nam Algeria, khu vực sa mạc Sahara, với sáu câu lạc bộ bắt đầu đi vào hoạt động tại tỉnh Djanet và Tamarasset. Ngoài ra, AVVF cũng đã ký thỏa thuận với Liên đoàn thể thao học đường Algeria để thúc đẩy việc giới thiệu, phát triển Vovinam vào các trường học cũng như hướng tới việc tổ chức các giải đấu chính thức trong môi trường đại học tại Algeria. AVVF cũng đã tích cực chuẩn bị cho đội tuyển quốc gia tham dự Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ 7 diễn ra vào tháng 11/2023 tại Việt Nam. Algeria vừa đăng cai Giải Vovinam-Việt Võ Đạo cúp châu Phi lần thứ tư hồi tháng 11/2022. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN) Sức hút của Vovinam Các câu lạc bộ VovinamViệt Võ Đạo ngày càng thu hút đông đảo thanh thiếu niên Algeria. Rất nhiều vận động viên trẻ Algeria cho rằng môn thể thao này hấp dẫn họ bởi sự mềm dẻo và mạnh mẽ cả về động tác lẫn tinh thần. Khi được hỏi về lý do tại sao chọn học Vovinam, chị Bohra Sonia, người có thâm niên 18 năm luyện tập môn võ này chia sẻ: “Kỹ thuật là lý do, động lực đưa tôi đến với môn võ này. Vovinam giúp tôi có thể phòng vệ khi bị tấn công. Môn võ này cũng giúp tôi có cơ hội được gặp gỡ rất nhiều người. Võ sư Mohamed Djouadj đã giúp đỡ, thúc đẩy, truyền bá kinh nghiệm rất nhiều để tôi có thể đạt được hoàng đai tam đẳng như hiện nay. Tôi đã tham dự và đứng đầu các giải đấu cấp quốc gia tại Algeria, khu vực châu Phi, và đứng thứ hai trong hạng cân của mình tại Giải vô địch thế giới năm 2013 tại Algeria. Kết quả này là động lực để tôi tiếp tục luyện tập, phát triển bản thân hơn trong thời gian tới.” Giải vô địch quốc gia môn Vovinam tại Algeria được tổ chức hằng năm, thu hút sự tham dự của gần 5.000 vận động viên, cũng trở thành một trong những hoạt động quy mô lớn nhất trong hệ thống phong trào Vovinam trên toàn thế giới. Với phong trào tập luyện phát triển cũng như việc liên tục tổ chức và tham gia các giải đấu quốc tế, hiện trình độ của các vận động viên Vovinam Algeria được đánh giá là khá vượt trội so với vận động viên các nước châu Phi khác có tập luyện môn võ này. Không chỉ thu hút sự quan tâm và đam mê của người hâm mộ võ thuật mà Vovinam tại Algeria còn thu hút sự chú ý đặc biệt của giới truyền thông, báo chí. Tất cả các giải đấu Vovinam ở Algeria mỗi khi diễn ra đều được các cơ quan báo chí và đài truyền hình lớn trong nước đưa tin và tường thuật trực tiếp, thu hút hàng chục triệu người theo dõi, thưởng thức. Từ sự bén rễ ban đầu, đến nay, Vovinam đã có mặt tại 12 quốc gia châu Phi và đang đạt được những bước phát triển rất mạnh, đặc biệt là kể từ khi Liên đoàn Vovinam châu Phi được thành lập năm 2012. Giải vô địch châu Phi cũng đã được tổ chức cùng năm đó với sự tham dự ban đầu của sáu quốc gia châu Phi. Sau đó, nhiều giải đấu quốc tế, khu vực khác đã được tổ chức tại các quốc gia như Côte d’Ivoire, Maroc, Burkina Faso và Algeria. Sự phát triển của Vovinam ở Algeria nói riêng và châu Phi nói chung đã chứng minh được sức sống của môn võ này nhờ vào sự phù hợp, lòng ngưỡng mộ thông qua cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Với sức phát triển ấy, Vovinam đã chứng minh bản thân môn võ này thực sự có thể trở thành một phương cách hiệu quả để chúng ta giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc đến bạn bè năm châu bốn biển./. (Nguồn: TTXVN)
  21. Ngày 10.11.2023, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa Vovinam – Việt võ đạo vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tin vui đối với môn phái võ Vovinam nói riêng và toàn thể những người đã và đang góp phần gìn giữ, phát triển và quảng bá Vovinam ở trên toàn thế giới nói chung. Vovinam là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội và được các thế hệ võ sư giữ gìn, quảng bá, phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, Vovinam – Việt võ đạo đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu hút hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, Vovinam không ngừng hoàn thiện để ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước tiếp cận, học hỏi tinh hoa võ Việt. Các giải Vovinam vô địch thế giới, vô địch châu Âu, vô địch châu Á, vô địch Đông Nam Á… cũng được tổ chức thường niên trong thời gian qua. Vovinam cũng đã được đưa vào thi đấu ở nhiều kỳ SEA Games. Gần nhất là 2 kỳ SEA Games liên tiếp: SEA Games 31 tại Việt Nam năm 2022 và SEA Games 32 tại Campuchia năm 2023. Tiến sĩ Mai Hữu Tín – chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới và đồng thời là chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam – chia sẻ: “Vovinam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả của bao thế hệ trong quá trình 85 năm hình thành và phát triển môn phái. Đây là bước đi phải có để tiến tới đưa Vovinam thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới”. Một mục tiêu khác mà Liên đoàn Vovinam Việt Nam đang xúc tiến và quyết tâm thực hiện chính là thành lập Học viện Vovinam. Học viện dự kiến đặt ở TP.HCM, với chi phí xây dựng khoảng 20 triệu USD, hứa hẹn là nơi đào tạo Vovinam không chỉ cho Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Đồng thời cũng sẽ hoàn tất hồ sơ đăng ký UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận Vovinam là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. (Tổng hợp từ các báo)
  22. Đam mê với bộ môn võ cổ truyền Vovinam, võ sư Vũ Xuân Huỳnh đã truyền dạy cho học viên và phát triển phong trào tập luyện bộ môn võ này ở quê hương. Từ lòng đam mê Vovinam (Việt võ đạo), võ sư Vũ Xuân Huỳnh, 30 tuổi ở thôn Kim Đôi, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) đã truyền môn võ thuật này cho hàng nghìn học viên. Nhiều người nay đã trở thành huấn luyện viên Vovinam. Võ sư Huỳnh dạy học trò tại xã Định Sơn (Cẩm Giàng) Con nhà võ Tình yêu võ thuật đến với anh Huỳnh từ khi mới 3-4 tuổi. Bố anh là võ sư Vũ Xuân Diện, huấn luyện viên bộ môn Thiếu lâm Nam phái từng công tác tại tỉnh Quảng Ninh, nay đã nghỉ hưu. Những lúc về thăm nhà, ông thường tranh thủ truyền dạy cho con trai những thế tấn, đòn đấm đá căn bản của môn võ Thiếu lâm Nam phái để rèn luyện sức khỏe. Đến năm 18 tuổi, khi theo học tại Trường Đại học Điện lực (Hà Nội), anh Huỳnh bắt đầu chú tâm tập luyện Vovinam. Lúc này, Liên đoàn Vovinam Việt Nam vừa được thành lập, phong trào tập luyện Vovinam đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Cứ có thời gian rảnh rỗi là anh lại hăng say tập luyện. Từ năm 2008-2012, anh đã nỗ lực đạt cấp bậc trung đẳng (hoàng đai). Võ sư Nguyễn Văn Hiệp, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam - Việt võ đạo TP Hà Nội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vovinam huyện Sóc Sơn, thầy của anh Huỳnh cho biết thông thường trong 100 võ sinh tập luyện nhập môn, chỉ có 10 người kiên trì theo đuổi đạt trình độ trung đẳng, càng lên cấp cao hơn càng nhiều người từ bỏ. "Ngoài những giờ tập luyện tại câu lạc bộ ở huyện Sóc Sơn, Huỳnh còn đến nhà riêng của tôi ở huyện Đông Anh tập luyện thêm. Ngay từ thời sinh viên, em đã có ý định phát triển môn phái tại quê hương và được tôi cổ vũ. Đến nay Huỳnh là học trò tôi tự hào nhất", võ sư Hiệp chia sẻ. Phát triển phong trào Tốt nghiệp đại học năm 2012, anh Huỳnh về quê làm kỹ thuật viên cho một công ty ở khu công nghiệp Phúc Điền (Cẩm Giàng). Sau đó, anh bắt đầu mở lớp để truyền dạy Vovinam. Anh Huỳnh cho biết: "Không chỉ là môn võ khoa học, phù hợp với thể chất người Việt Nam, Vovinam còn mang tinh thần người Việt "yêu nước Việt, học võ Việt", khơi dậy lòng tự hào và tinh thần dân tộc. Vì vậy, tôi muốn lan tỏa tinh thần này cho võ sinh". Từ các nhóm nhỏ ban đầu có 20-30 võ sinh, năm 2013, anh mở võ đường Huỳnh Xuân trực thuộc Liên đoàn Vovinam - Việt võ đạo TP Hà Nội (tỉnh ta chưa thành lập được Liên đoàn Vovinam). Võ đường mở 3 lớp tại các xã Cẩm Hoàng, Cẩm Định (cũ) và Cẩm Vũ, duy trì tập luyện, tạo sự tin tưởng cho phụ huynh và học sinh. Cùng với phát triển phong trào, anh Huỳnh tiếp tục nâng cao trình độ bản thân, tham gia các kỳ thi lên đai. Đến nay, anh đã đạt trình độ hoàng đai 3, trình độ cao nhất của cấp trung đẳng, đoạt nhiều thành tích tại các cuộc thi võ thuật trong nước. Đến năm 2017, anh nghỉ việc tại công ty, tập trung phát triển phong trào Vovinam tại Cẩm Giàng và các huyện khác trong tỉnh. Đến nay, Võ đường Huỳnh Xuân có 10 huấn luyện viên dạy 15 lớp Vovinam tại TP Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Thanh Miện, mỗi lớp từ 30-50 võ sinh. 8 năm qua, anh đã đào tạo hàng nghìn võ sinh, thế hệ võ sinh đầu tiên đã trở thành huấn luyện viên tại võ đường Huỳnh Xuân, tiếp tục lan tỏa phong trào võ thuật trong tỉnh. Võ đường định kỳ tổ chức các kỳ thi nâng đai. Từ ngày mở lớp đến nay, anh thường xuyên tặng võ phục, miễn tiền học phí cho các võ sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vừa công tác, phát triển phong trào võ thuật, anh tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Năm2016, anh được kết nạp Đảng, trở thành Bí thư Chi đoàn thôn Kim Đôi. Tháng 7 vừa qua, Võ đường Huỳnh Xuân phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Huyện đoàn Cẩm Giàng tổ chức Giải Vovinam mở rộng lần thứ nhất. Đây là giải Vovinam đầu tiên được tổ chức tại huyện Cẩm Giàng, quy tụ 120 vận động viên thuộc 15đoàn từ Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh. Ban tổ chức giải mời các huấn luyện viên, trọng tài cấp quốc gia từ Hà Nội, Nghệ An, Tuyên Quang về chấm giải, tạo sân chơi chất lượng và lan tỏa tinh thần Việt võ đạo tới đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân địa phương. (Theo Việt Quỳnh - Báo Hải Dương)
  23. Rời bục vinh quang, Phạm Thị Phượng trở về với chức phận người phụ nữ của gia đình, mưu sinh bằng đủ thứ nghề. Khác với những gì chúng tôi hình dung trước đó về viễn cảnh cuộc sống của một "nữ hoàng" Vovinam từng giành ngôi vị số một ở hai kì thế vận hội liên tiếp, chị sống vất vả trong một ngôi nhà đơn sơ, bình dị trong con hẻm nhỏ ở quận 8 (TP Hồ Chí Minh)… Học võ, học cách làm người Nghề chính của chị khi rời võ đài là thợ may. Có thời điểm chị ra đường bán nước dừa, rảnh nữa thì đi tiếp thị, quảng cáo... Nói chung là việc gì chị cũng làm, miễn sao có tiền trang trải cuộc sống bộn bề lo toan, khi chồng chỉ là lái xe và con còn quá nhỏ. Nhìn người phụ nữ nhỏ bé, thanh thoát, ít ai ngờ đó là nhà vô địch thế giới môn võ Vovinam. Duyên nợ gắn chị với nghiệp võ rất tình cờ. Phạm Thị Phượng kể, hồi bé chị hay bị mọi người bắt nạt. Về mách mẹ, mẹ không bênh vực còn rầy la: "Con không trêu người ta sao họ ăn hiếp con chứ". Phượng vừa tức vừa buồn vì mẹ không hiểu con, nghĩ chị là một đứa trẻ không ngoan. Năm 1988, trường cấp hai Phượng đang học đưa môn võ Vovinam vào giảng dạy và xem như là một môn học thể dục. Trường bắt buộc ai cũng phải học nếu không phải có đơn từ phía gia đình. Nghĩ đến những trận đòn bọn trẻ bắt nạt mình, Phượng đăng kí học ngay. Chị về xin phép gia đình cho theo học nhưng không dám nói là đi học võ mà chỉ nói học thêm. Chị âm thầm học suốt 3 năm và được chọn thi lên đai. Càng học, Phượng càng bị những thế võ, những đường quyền cuốn theo. Chị đam mê lúc nào không biết. Lần đầu tiên thi đấu, Phạm Thị Phượng giành giải nhất toàn trường và được tặng một chiếc đai vàng hai gạch. Phượng mang phần thưởng về treo lên cột nhà làm kỷ niệm và lấy đó làm động lực cho hành trình theo đuổi nghiệp võ. Một hôm, mẹ thấy trên cột nhà có cái dây bằng dù màu vàng, bà có ý định lấy xuống làm dây mắc võng nhưng các anh trai Phượng ngăn lại và nói cho mẹ biết đó là chứng nhận võ thuật. Lúc này, gia đình mới biết Phượng đi học võ. Ba kịch liệt phản đối, nhất quyết không đồng ý cho con gái học võ. Mẹ lại nhiệt tình ủng hộ. Bà hiểu rằng, với đứa con gái yếu mềm như thế, tập võ để rèn luyện sức khỏe và có thể phòng vệ cho bản thân những lúc gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống. Sau cùng, Phượng cũng được sự ưng thuận của mọi người. Con đường theo đuổi nghiệp võ của Phượng đầy khó khăn, gian khổ. Chị sống trong gia đình nghèo lại đông anh em, ba mẹ đi làm thuê làm mướn khắp nơi nên ngoài giờ học chị phải quần quật làm thêm phụ giúp ba mẹ. Khi thì học may vá, khi lại cùng anh trai bán nước dừa ngoài đường; nhưng dù làm gì đi chăng nữa, Phượng không bao giờ từ bỏ ý định tập võ vào mỗi buổi tối. Không những thế, chị còn truyền niềm đam mê võ học đến tất cả các anh chị em trong nhà.10 anh chị em trong nhà thì có đến`9 người yêu thích võ. Càng tập, chị càng nhận ra, học võ chính là học cách làm người và yêu thương người hơn. Ý nghĩ học võ để trả thù ngày xưa chợt tan biến khi Phạm Thị Phượng hiểu được chân lý của võ đạo.Tố chất đầu tiên là người học võ phải biết khiêm nhường, chịu đựng. Khi người ta đánh mình chỉ được đỡ chứ không được đánh lại. Nếu có thể, mình sẽ bỏ chạy vì mình có sức khỏe hơn người bình thường. Chị kể: "Có lần mấy anh trai trêu tôi, tôi càng bực mình thì lại càng trêu nhiều hơn. Theo phản xạ, tôi vung tay ra phía sau để đỡ nhưng không ngờ trúng ngay lưng anh trai. Anh ấy khụy xuống chao đảo rồi lặng im bỏ đi. Từ đó, mỗi lần có tranh cãi không thể giải quyết được là tôi chỉ khóc". Trong những lần thi đấu cấp trường, cấp quận, Phượng đã làm không ít đối thủ phải chùn bước trước giải đấu. Chị thường được thầy giáo chọn thi đấu với các anh chị lớn hơn mình. Phượng giải thích: "Trong đấu võ, không có sự phân biệt. Ai có sức khỏe có niềm tin thì vào thi đấu". Kỷ niệm khiến Phạm Thị Phượng nhớ mãi là lần đấu với một bạn nam cùng lớp. Giữa sàn đấu, trước rất nhiều môn sinh, Phượng đã hạ gục người bạn một cách ngoạn mục. Từ ngày đó, anh bạn đã từ bỏ học võ. Sau nhiều năm gặp lại, anh ta nói với Phượng: "Mình rất thích môn võ nhưng vì Phượng mà mình bỏ cuộc. Chính Phượng đã làm cho mình cảm thấy hổ thẹn với bạn bè, thầy cô. Mình là con trai mà bị đứa con gái hạ gục, ngất xỉu ngay tại chỗ. Mình nghĩ sau này có bước lên đài vinh quang đi chăng nữa cũng vẫn bị trận thua năm đó làm tì vết". Phượng chỉ cười và thấy tiếc cho người bạn. Đó là quy luật của người đấu võ, đã "xung trận" phải chơi hết mình trên tinh thần cống hiến. Nơi ấy, không có chỗ cho sự chùn bước và nể nang. Phía sau vinh quang Năm 1992 bắt đầu đánh dấu con đường chinh phục đỉnh cao của Phạm Thị Phượng khi chị giành huy chương đồng giải đấu toàn thành phố. Liên tiếp những năm sau đó, Phượng "ẵm" trọn chiếc huy chương vàng ở môn đối kháng và đi quyền cá nhân. Từ năm 1994 trở đi, hầu như trên đấu trường nào chị cũng giành vị trí số một. Vợ chồng võ sĩ Phạm Thị Phượng hạnh phúc trong ngày cưới. Chồng Phượng cũng là một võ sĩ Vovinam có đẳng cấp. Quen nhau 8 năm trên sân tập luyện, cùng trải qua những buồn vui, tủi khổ của nghiệp võ, năm 2003, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân. Trước khi lấy chồng, Phượng thường thủ thỉ với ông xã tương lai về niềm đam mê Vovinam của chị. Đến khi kết hôn, chị lại khất nợ với chồng về chuyện có con để tập trung cho nghiệp võ. Là người cùng nghề, chồng chị đã thấu hiểu và chia sẻ cùng vợ. Nổi tiếng trên đấu trường là thế, tiếng tăm vang khắp thế giới là vậy nhưng cuộc sống gia đình võ sư Phạm Thị Phượng không mấy khá giả như người ta nghĩ. Những khi rời sàn đấu hay cả những lúc vừa bước xuống bục vinh quang cao nhất thế giới, Phượng lại hòa mình vào công việc thường nhật. Phạm Thị Phượng chia sẻ: "Để dung hòa được giữa tập võ và thợ may là một việc không đơn giản. Giữa nhu và cương là hai trường phái đối lập rõ rệt. Khi tập luyện, tôi trở thành con người mạnh mẽ, kiên quyết, còn khi ngồi may vá tôi lại là người phụ nữ thùy mị, trầm lắng". Học võ và giỏi võ chỉ là sự yêu thích chứ không thể lấy đó làm cái nghề để nuôi sống gia đình. Thế nên mỗi ngày, trên những cung đường bụi tung mịt mùng, người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh của "nữ hoàng Vovinam" cưỡi trên mình chiếc xe gắn máy cà tàng rong ruổi buôn bán. Đôi tay cứng, chắc của chị thoăn thoắt đẽo, vạc vỏ dừa một cách chuyên nghiệp. Công việc mưu sinh tất bật là thế nhưng mỗi khi sắp tới giải đấu, Phượng lại gác công việc sang một bên để tập trung luyện tập. Chị từng đặt chân qua nhiều quốc gia trên thế giới để lĩnh hội cũng như thi đấu với các võ sĩ nước ngoài. Một nữ võ sĩ nhỏ thó, chỉ 45kg nhưng có thể tung ra những cú đá xuất thần làm nốc ao đối thủ cao lớn hơn mình. Hầu hết các võ sĩ nước bạn đều biết đến danh tiếng của Phượng nên mỗi khi đi thi đấu, chị luôn là đối tượng để họ quan tâm, để ý. Chị nhớ, lần cùng đoàn sang Pháp dự giải, trong khi đang đi dạo trong khuôn viên nhà thi đấu thì gặp một võ sĩ người Pháp to cao lực lưỡng. Nhìn thấy Phượng, anh ta liền khoanh tay đứng chặn đầu, ra hiệu thách đấu. Chị ái ngại nhìn vị HLV đi cùng, ông ta mỉm cười nói với chị: "Hãy cho người Pháp kia thấy được khả năng Vovinam của chúng ta đi, nếu em không thể hiện sẽ bị họ coi thường đó". Những chiếc cúp gắn với vinh quang của võ sư Phạm Thị Phượng. Phượng lấy bình tĩnh, tung người dùng hai chân kẹp cổ võ sĩ thách đấu rồi thực hiện thao tác bẻ cổ khiến đối phương ngã nhào xuống đất. Anh ta đứng dậy ôm chầm lấy Phượng vỗ mạnh vào vai chị. Từ đó, mỗi khi có dịp sang Việt Nam, võ sĩ này thường tìm gặp chị, nắm chặt tay chị bày tỏ sự cảm phục. Năm 2011, Phạm Thị Phượng bảo vệ thành công ngôi vô địch thế giới để an tâm quay về làm một người vợ thực sự. Vậy là sau 9 năm lỡ hẹn với chồng, giờ đây chị đang hạnh phúc vì "trả nợ" cho chồng bé trai bụ bẫm. Phượng tâm sự: "Mình còn mê võ lắm nhưng không thể thờ ơ với thiên chức của người vợ, người mẹ được. Ông xã chờ đợi mình như vậy là đủ rồi. Thời con gái xuân sắc mình dấn thân theo nghiệp võ, bây giờ đã đến lúc phải dừng chân". (Theo Ngọc Hoa - Báo Công an Nhân Dân)
  24. Tại Seagames 32, thành tích thi đấu nội dung võ cổ truyền của Việt Nam – Vovinam đã bị “thống trị” bởi các vận động viên (VĐV) đến từ nước chủ nhà Campuchia. Một trong những vận động viên góp sức cho thành tích ấn tượng trên của đoàn thể thao Campuchia là nữ võ sĩ Pal Chhor Raksmy – người có vốn tiếng Việt rất tốt. Cô có thể hiểu được tới 90% ngôn ngữ tiếng Việt mà các chuyên gia Vovinam Việt Nam truyền đạt. Nữ võ sĩ Pal Chhor Raksmy. (Ảnh cắt từ video) Nội dung môn Vovinam SEA Games 32 diễn ra khá sôi động ở khu F Trung tâm Hội nghị Chroy Changvar, Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 6-9/5. Các võ sĩ tham gia tranh tài ở 30 nội dung bao gồm 8 nội dung đối kháng và 22 nội dung biểu diễn. Kết thúc các nội dung, đoàn Vovinam Campuchia là đội tuyển có thành tích tốt nhất khi giành 10 HCV, 8 HCB và 9 HCĐ. Bên cạnh thành tích của các đoàn, một trong những điều khiến khán giả bất ngờ là khả năng nói tiếng Việt lưu loát của nữ võ sĩ Pal Chhor Raksmy. Tại Seagames 32, cô đã đoạt được 3 HCV, gồm 2 nội dung cá nhân và 1 nội dung tập thể. Với vốn tiếng Việt có âm điệu Nam bộ, Pal Chhor Raksmy đã tự tin trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam như một người bản địa. Cô cho biết có thể hiểu được tới 90% những gì mà các thầy HLV cùng các chuyên gia Vovinam huấn luyện mình cũng như giao tiếp tốt với các đồng nghiệp khi nói về Vovinam. Mối lương duyên với Vovinam Pal Chhor Raksmy kể, năm 22 tuổi, cô mới làm quen với môn võ này nhưng khi đã đam mê và thấy môn thể thao tích hợp. Bởi vậy, cô quyết tâm rèn luyện để đạt được những thành tích chuyên môn tốt nhất. Cô là một trong những môn đệ đầu tiên của Vovinam tại Campuchia, khi võ phái Việt Nam này được truyền bá vào đất nước “xứ chùa tháp” giai đoạn năm 2010. Vo_si_Vovinam_Campuchia.mp4 Nữ VĐV Pal Chhor Raksmy tự tin trả lời bằng tiếng Việt với báo giới (Clip: webthethao.vn). Trước đó, cô xuất thân là môn đệ của phái võ Taekwondo từ khi mới 18 tuổi. Trong 4 năm sau, cô lập gia đình và cảm nhận mình không còn đủ sức khỏe để vừa có thể làm mẹ và vừa tiếp tục theo đuổi nghiệp võ đài. Nhưng với niềm đam mê với thể thao, một lần nữa, cô lại có cơ duyên với một võ thuật mới mẻ đối với người dân Campuchia: võ cổ truyền Việt Nam – Vovinam. Khi đó, cô đang làm trợ lý cho ông Rat Sokhorn – doanh nhân gốc Việt, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Campuchia – vừa được thành lập. Từ khi chuyển sang Vovinam, cô như “cá gặp nước”. Nhờ chịu khó tập luyện, cô giành ngay 3 huy chương bạc ở nhiều hạng mục ở Giải vô địch thế giới Vovinam năm 2011 tại TP.HCM. Sau đó giành tiếp 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc tại SEA Games 26 ở Indonesia. Những năm sau đó, cô đều gặt hái huy chương SEA Games lẫn thế giới. Mong muốn Vovinam phát triển trên xứ chùa tháp Ở tuổi 37, Pal Chhor Raksmy tự nhận không còn sự sung sức nhất. Nhưng với những đòn võ kỹ thuật của Vovinam, cô và các đồng đội luôn tập luyện khá kỹ. Đặc biệt, Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã cử chuyên gia có chuyên môn tốt nhất tới giúp đỡ đội tuyển Vovinam Campuchia. Nhờ đó, Pal Chhor Raksmy được thêm cơ hội tập luyện, rèn kỹ về chuyên môn. Khi được hỏi về khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, cô tự tin chia sẻ có thể hiểu được tới 90% những điều mà các thầy HLV cùng các chuyên gia Vovinam Việt Nam huấn luyện. “Trong lần tập huấn đầu tiên tại Việt Nam, tôi là vận động viên cuối cùng còn ở lại theo lịch tập cùng với thầy Nguyễn Văn Chiếu (nguyên là Chánh Chưởng Quản Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo). Vì thế, tôi đã phải dùng internet để chuyển ngữ nhằm trao đổi, luyện tập với thầy được hiệu quả nhất. Tôi đã tự trau dồi vốn tiếng Việt như thế vào các đợt tập huấn sau đó. Có lẽ nhờ thế nên bản thân mới có lợi thế tập Vovinam thuận lợi hơn” – Pal Chhor Raksmy nhớ lại. Tuy không viết được tiếng Việt, nhưng cô có thể đọc được vì hệ chữ tiếng Việt là chữ Latin. Cô cũng bày tỏ niềm tin rằng nếu các võ sĩ Campuchia tiếp tục tập luyện chăm chỉ, thi đấu ấn tượng sẽ có ngày Vovinam đi vào cả chương trình thể thao học đường ở xứ sở chùa tháp. Theo thông tin từ Liên đoàn thể thao Campuchia, mức thưởng cao sẽ dành cho các vận động viện đoạt huy chương thế giới hoặc SEA Games. Mức thưởng mà Raksmy nhận được cho việc giành huy chương vàng thế giới hoặc SEA Games sẽ từ 5.000-40.000 USD tùy từng năm. “Với hơn 10 năm tập luyện, cùng sự chăm chỉ của bản thân và sự dạy dỗ tận tình của huấn luyện viên, môn võ Vovinam giống như cả cuộc đời tôi và cũng giúp tôi đổi đời. Tôi muốn được dạy môn võ này cho các bạn trẻ Campuchia. Muốn được thấy Vovinam phát triển trên quê hương tôi”, Raksmy nói. (Nguồn: webthethao.vn)
  25. "Nói đến Việt Nam, thế giới biết đến áo dài, biết đến phở... Còn cái gì nữa? Nếu đi ra thế giới, chỉ có Vovinam thôi. Với số lượng môn sinh Vovinam đang tập luyện ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đó là sản phẩm văn hóa hết sức đặc biệt khác của người Việt. Và nó càng phát triển thì càng có giá trị cho Việt Nam. Vì lẽ đó tuy bỏ rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc đầu tư nhưng tôi cảm thấy rất vui bởi tôi coi đó là cách đóng góp cho đất nước". Đó là chia sẻ của Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) và thế giới (WVVF) - doanh nhân Mai Hữu Tín, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư U&I, nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập môn phái Vovinam và Đại hội VVF nhiệm kỳ mới vào ngày 15-4-2023 tại Bình Dương. * Vovinam có thành viên mới nào trên thế giới không, thưa ông? - Đó là Phần Lan. Chúng tôi thường có dịp tiếp xúc với các đại sứ trước khi đi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài, nên sẽ gửi gắm các đại sứ tìm cách phát triển Vovinam ở đất nước mà họ nhận nhiệm vụ. Chị Đặng Thị Hải Tâm đi nhận nhiệm vụ đại sứ tại Phần Lan đã rất tích cực giúp chúng tôi về chuyện này. Khi gặp kiều bào Việt Nam tại Phần Lan, chị Tâm đã hỏi thăm ngay là ở đây có ai đã từng tập Vovinam không? Đáng mừng là có bạn Thảo đứng lên cho biết mình từng học Vovinam lên cấp HLV ở Nha Trang (Khánh Hòa), thế là chị Tâm khuyến khích có cách nào phát triển Vovinam tại Phần Lan hay không, sứ quán có thể hỗ trợ được gì hay không? Thảo nghe thế thì cảm động, liên lạc về với Vovinam ở Nha Trang, với VVF. Chị Tâm cũng báo về và sứ quán cho mượn sân làm sân tập luôn. Nhóm này giờ được mấy chục người rồi, trở thành một tổ chức Vovinam ở Phần Lan. Cách đây hơn một tuần, trước khi đại sứ sang Venezuela làm nhiệm vụ, chúng tôi cũng gửi gắm tìm cơ hội nào đó để phát triển Vovinam. Nam Mỹ là "vùng trắng" của Vovinam, chưa có tổ chức nào cả. Có một giáo sư của một trường đại học khá nổi tiếng tại Venezuela tỏ ra yêu thích Vovinam, nên khi được Đại sứ quán Việt Nam tại đây giới thiệu đã chủ động liên lạc với tôi và nói: Chúng tôi có thể xin tài liệu để tự học Vovinam hay không? Thế là chúng tôi gửi tài liệu, video bằng tiếng Anh cho vị giáo sư này. Mày mò tự tập, chỉ một tuần mà họ đã kêu gọi được 50 sinh viên trong trường cùng tập. Họ gửi cho tôi xem video buổi tập và khoe "Chúng tôi đã phần nào hiểu được Vovinam rồi". Doanh nhân Mai Hữu Tín - người rất tâm huyết với Vovinam Việt Nam nhiều năm qua - Ảnh: NGUYÊN KHÔI * Làm sao ông kết nối được với các đại sứ? - Các đại sứ sắp đi làm nhiệm vụ thường có lịch làm việc với các địa phương, nắm nhu cầu xem các địa phương cần gì, các ngành cần gì. Bên cạnh đó, trong Bộ Ngoại giao thì có rất nhiều võ sư Vovinam. Trước đây có anh Lê Hải Bình - phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam và thế giới. Giờ thì có anh Đào Quyền Trưởng - phó vụ trưởng Vụ ngoại giao văn hóa Bộ Ngoại giao, phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Hà Nội. Ngoài ra có rất nhiều học trò của anh Lê Hải Bình, các bạn sinh viên Đại học Ngoại giao đều từng học Vovinam. Tất cả đều có ý thức phát triển Vovinam ra thế giới, nên khi có các đoàn đại sứ sắp đi thì đều thông báo cho tôi biết để gặp gỡ và gửi gắm. * Vovinam chỉ mới trở lại SEA Games sau 3 kỳ liên tiếp 2015 đến 2019 không được đưa vào chương trình thi đấu. Làm sao để Vovinam có thể có mặt ổn định ở sân chơi khu vực? - Vovinam đã trở lại ở SEA Games 31 tại Việt Nam, SEA Games 32 tại Campuchia và sắp tới sẽ là SEA Games 33 ở Thái Lan. Thông thường, khi đã có mặt ở 3 kỳ tranh tài liên tiếp thì đương nhiên sẽ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Nhưng chúng ta không thể dựa vào quy định đó mà chủ quan mà tiếp tục ủng hộ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục phát triển mạnh hơn lên. * Giấc mơ đưa Vovinam vào Asiad thì sao, thưa ông? - Nhìn vào quá khứ, chỉ có nước tổ chức được Asiad mới có thể đưa môn võ của mình vào. Chẳng hạn như Trung Quốc đã làm với Wushu, Indonesia với Pencak Silat, Thái Lan với Muay Thái. Chúng ta muốn đưa Vovinam vào thì phải tổ chức được Asiad. Với vai trò của đất nước mình hiện nay, chắc chắn mình phải tổ chức và khi đó, Vovinam chắc chắn sẽ vào Asiad. Mơ ước của Vovinam Việt Nam là có ngày xuất hiện tại Asiad, Olympic - Ảnh: NGUYÊN KHÔI * Nguồn tài chính để Vovinam phát triển và quảng bá hiện nay ra sao? - Ở Vovinam, số người từng học Vovinam và thành công về kinh tế là khá nhiều. Nhưng tôi chưa tiếp cận được họ rộng rãi. Thế thì trước mắt, tôi chỉ tiếp cận những bạn bè xung quanh và được ủng hộ một ít. Nhưng chủ yếu vẫn đến từ quỹ riêng của gia đình tôi. Dù hoạt động theo kiểu con nhà nghèo nhưng mỗi năm cũng tốn khoảng 10 tỉ đồng cho việc quảng bá Vovinam ra thế giới. Nhưng sắp tới sẽ còn lớn hơn nhiều cho mục tiêu đưa Vovinam vào Asiad và cao hơn nữa là Olympic. Tôi nhận thức rằng mình đang không làm Vovinam mà đang làm điều lớn hơn là làm văn hóa Việt Nam. Tôi cảm thấy mình làm chuyện có ích không phải chỉ vì mình là môn đồ của Vovinam mà vì mình là người Việt Nam. Động lực đó lớn hơn nhiều lắm! * Nhưng VVF cũng phải nghĩ cách kiếm tiền? - Chúng tôi sẽ mở ra chủ đề tận dụng nguồn lực của xã hội để thảo luận tại Đại hội VVF vào ngày 15-4. Cụ thể, chúng tôi sẽ nghiên cứu về việc tạo ra nguồn tài chính cho các hoạt động của Vovinam. Đó là tận dụng hết khả năng người của Vovinam cho các mục đích: đào tạo, bảo vệ (nhất là bảo vệ yếu nhân), huấn luyện cao cấp (cho những người có nhiều tiền thích đào tạo một thầy một trò)... Các HLV của Vovinam sắp tới không chỉ biết riêng về võ thuật - võ đạo mà còn giỏi về dinh dưỡng để có thể làm PT (huấn luyện viên cá nhân). Doanh nghiệp xã hội Vovinam sẽ làm chuyện chính là bố trí công việc cho các HLV. Như vậy sẽ có lại nguồn thu cho VVF hoạt động. Chúng tôi tin rằng xã hội có nhu cầu cho những khả năng như vậy. Nếu chúng ta đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội thì sẽ có nguồn thu. * Kỷ niệm 85 năm thành lập, ông có đặt mục tiêu gì cụ thể cho Vovinam không? - Ở đường dài, chúng tôi luôn muốn Vovinam vào Olympic. Nhưng muốn vào Olympic thì phải vào Asiad trước. Sau Đại hội VVF, tháng 11 chúng tôi sẽ tổ chức Giải Vovinam thế giới 2023 và Đại hội WVVF tại TP.HCM. Đây là đại hội quan trọng bởi trong đó, lãnh đạo các tổ chức vovinam trên toàn cầu sẽ điều chỉnh lại toàn bộ tài liệu các hoạt động, điều lệ, các văn bản hoạt động của các ủy ban theo chuẩn Olympic. Đây là bước đi đầu tiên để khẳng định Vovinam đáp ứng được các bước chuẩn Olympic. Thứ hai, mặc dù đã phát triển Vovinam ra 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, phủ kín 5 châu lục nhưng chúng tôi không muốn ngừng lại mà còn muốn phát triển rộng rãi hơn nữa. Mình phải gieo mầm văn hóa Việt Nam trước đã. Do đó, chúng tôi sẽ thành lập một đội võ sư lưu động nhiều quốc tịch, giỏi ngoại ngữ để luân chuyển, xoay vòng đào tạo trên toàn cầu. Trong nước, VVF kiên quyết thực hiện hai việc: 1- Phủ kín Vovinam ở 63 tỉnh thành so với con số hơn 44 hiện tại. Vovinam có hết cả nước, nhưng chúng tôi chưa tổ chức được các liên đoàn hoặc hội Vovinam chính thức, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi có hội chính thức, Vovinam sẽ phát triển bài bản hơn. 2- Mở học viện Vovinam toàn cầu. Nhiệm kỳ vừa rồi, chúng tôi đã tích cực làm việc với UBND TP.HCM, Sở VH-TT TP.HCM và nhận được sự hỗ trợ rất tốt. Chúng tôi không xin tiền để mở học viện. Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM (Phú Thọ) có một khu đất dành cho hoạt động võ thuật, và chúng tôi xin được phép sử dụng khu đất đó để xây học viện. Toàn bộ chi phí xây dựng khoảng 20 triệu USD chúng tôi sẽ tự lo. Đã đến lúc Vovinam phải có mái nhà chung đủ lớn và đủ tầm cho tất cả môn sinh trên toàn thế giới. Nếu hoàn tất các thủ tục, Học viện Vovinam toàn cầu (cao 9 tầng, được xây dựng trên diện tích khoảng 3.000m2) sẽ hoàn tất trong 3 năm. Vovinam đã phát triển ở hơn 70 quốc gia và trên khắp các châu lục - Ảnh: NGUYÊN KHÔI * Việc đưa Vovinam đưa vào trường học phát triển như thế nào, thưa ông? - Rất tốt và ngày càng mạnh mẽ hơn. Vừa rồi chúng tôi đã thành lập Liên đoàn Vovinam FPT. Tổ chức giáo dục FPT chính là liên đoàn hiện có nhiều môn sinh Vovinam nhất Việt Nam với 130.000 người. Một trong những quy định tại đây là phải học Vovinam và con số này sẽ còn tăng nữa khi mỗi năm đều có các em mới nhập học. Với các tỉnh thành, Vovinam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là với Vụ Giáo dục thể chất để thay đổi các chương trình huấn luyện của Vovinam trở thành bài tập thể thao nhẹ nhàng (võ nhạc) nhằm giúp các em vui và thoải mái khi học. Chúng tôi vẫn duy trì các giải đấu cho các cấp học, thậm chí còn lấn sâu hơn để phát triển ra quốc tế nữa. Campuchia vô địch giải Vovinam tiền SEA Games 32 hồi cuối tháng 3/2023 vừa qua với 10 HCV, hơn 2 HCV so với Việt Nam. Chính phủ Campuchia xem phát triển Vovinam như là môn chính nên đầu tư rất lớn. Đây là điều đáng mừng. Thái Lan cũng chú trọng phát triển Vovinam. Các võ sĩ muay Thái sang học Vovinam đều rất thích. Vừa rồi họ cũng có HCV đầu tiên ở giải Vovinam tiền SEA Games 32. Đây là bước đệm rất tốt để Thái Lan đưa Vovinam vào tổ chức ở SEA Games 33. * Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này! NGUYỄN KHÔI thực hiện (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online)
×
×
  • Create New...