Jump to content

Hong Giang

Vovinam Digital
  • Posts

    54
  • Đã tham gia

  • Lần truy cập gần nhất

  • Days Won

    3

LIÊN ĐOÀN
VOVINAM VIỆT NAM

Thẻ Hội Viên

Profile Photo
QR Code

Hong Giang

Vovinam ID: 160

Cấp đai: Chưa tham gia

Hong Giang last won the day on October 16

Hong Giang có nội dung được yêu thích nhất!

2 người theo dõi

Personal Information

  • Đẳng Cấp
    Chưa tham gia

Những người đã xem hồ sơ gần đây

Tính năng 'những người đã xem hồ sơ gần đây' đã bị vô hiệu hóa và không hiển thị cho người dùng khác.

Thành tựu của Hong Giang's

Học nghề

Học nghề (3/14)

  • One Month Later
  • Dedicated
  • Reacting Well
  • Week One Done
  • First Post

Huy hiệu gần đây

32

Reputation

  1. Chiều 19/10, Liên đoàn Vovinam Thanh Hóa đã tổ chức Đại hộiđại biểu nhiệm kỳ III (2024 - 2029). Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Liên đoàn Vovinam Việt Nam, các ban, sở, ngành cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố, các câu lạc bộ (CLB) Vovinam trong tỉnh cùng gần 80 đại biểu chính thức. Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam tỉnh Thanh Hóa khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt đại hội Báo cáo tại đại hội đã khẳng định, trong nhiệm kỳ 2019-2024, phong trào Vovinam tỉnh nhà đã có nhiều chuyển biến tích cực: Vovinam phong trào phát triển mạnh, phủ khắp gần 27 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, đặc biệt là trong học đường. Vovinam tỉnh Thanh Hóa đã từng bước khẳng định vị trí cao trên toàn quốc về phong trào cũng như thành tích cao. Chủ tịch Liên đoàn Vovinam tỉnh Thanh Hóa khóa II Hoàng Tiến Hiện phát biểu khai mạc đại hội Điển hình trong các năm gần đây, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 200 CLB, đội tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đặc biệt Vovinam Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh trong các trường học và giành được thành tích cao tại các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Liên đoàn Vovinam Việt Nam tặng hoa chúc mừng đại hội Công tác đào tạo đội ngũ HLV, hướng dẫn viên, giáo viên giáo dục thể chất tại các cấp học được quan tâm thường xuyên, hàng năm nhằm nâng cao chất lượng phong trào một cách toàn diện. Phong trào Vovinam ngày càng phát triển sâu, rộng, nhiều địa phương, nhiều đơn vị đã rất quan tâm, ủng hộ và tổ chức tốt các hoạt động Vovinam. CLB Vovinam huyện Ngọc Lặc là CLB tiêu biểu trong phong trào của tỉnh Các địa phương có phong trào và thành tích cao, tiêu biểu như: TP Thanh Hoá, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Yên Định, Nông Cống,... Khu vực miền núi cũng phát triển mạnh mẽ với các đơn vị Ngọc Lặc, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước... Các VĐV tranh tài ở nội dung đối kháng tại Giải Vovinam các CLB tình Thanh Hóa - Cúp Rego năm 2024 Liên đoàn Vovinam Thanh Hóa đã duy trì tổ chức các giải đấu quan trọng hàng năm như: Hội diễn các CLB Vovinam tỉnh Thanh Hóa “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, Giải Vovinam các CLB tỉnh Thanh Hóa; môn Vovinam trong khuôn khổ Đại hội TDTT toàn tỉnh, Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh; các kỳ thi, giải thể thao học sinh của tỉnh... Đây là cơ sở để phát hiện, tuyển chọn, bổ sung các VĐV tài năng, xuất sắc cho đội tuyển Vovinam của tỉnh tham gia các giải đấu quốc gia. Lê Thị Hiền là VĐV tiêu biểu, xuất sắc của Thanh Hóa từng nhiều lần giành HCV tại giải vô địch thế giới và SEA Games Trong những năm qua, tham gia các giải quốc gia và quốc tế, các VĐV Thanh Hóa đã đóng góp thành tích cho thể thao tỉnh nhà với nhiều lần vô địch thế giới, SEA Games, giải vô địch Đông Nam Á và các giải quốc gia tiêu biểu như: Trần Anh Tuấn, Lê Thị Hiền, Trương Văn Tuấn, Lưu Đức Điệp, Lê Văn Nam, Vi Thị Hường, Lê Thị Lan Anh... Tham gia các giải quốc gia đội tuyển Vovinam Thanh Hóa luôn nằm trong top toàn đoàn, đứng đầu khu vực miền Trung Tây Nguyên, riêng nội dung đối kháng nhiều năm dẫn đầu cả nước. Đại biểu TP Thanh Hóa phát biểu tham luận tại đại hội Tại đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý và thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới 2024-2029. Trong đó, tập trung phát triển phong trào Vovinam rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong công tác TDTT và phong trào Vovinam. Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới phát biểu chỉ đạo đại hội Tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các đơn vị, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động Vovinam. Xây dựng nhiều CLB Vovinam quan tâm đến lực lượng thanh, thiếu niên và học sinh với mục đích nâng cao chất lượng phong trào, góp phần vào việc tạo nguồn năng khiếu Vovinam, đóng góp nhiều VĐV có tố chất tốt cho đội tuyển của tỉnh tham gia thi đấu và đạt thứ hạng trong hệ thống giải Vovinam quốc gia và quốc tế... Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa Nguyễn Duy Tự phát biểu chỉ đạo tại đại hội Trong không khí dân chủ, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam Thanh Hóa khóa III gồm 25 đồng chí. Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Vovinam tỉnh Thanh Hóa khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội cũng đã bầu 6 Phó Chủ tịch liên đoàn khóa mới. Lãnh đạo Liên đoàn Vovinam tỉnh Thanh Hóa tặng kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân Các cá nhân, tập thể tiêu biểu được nhận bằng khen của Liên đoàn Vovinam Việt Nam Nhân dịp này, Liên đoàn Vovinam Thanh Hóa đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích và đóng góp cho phong trào của tỉnh nhà, đồng thời trao tặng lưu niệm cho các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành khóa II thôi tái cử. (Theo Mạnh Cường - Báo Thanh Hóa)
  2. Myanmar là một trong những quốc gia có phòng trào Vovinam mạnh ở Đông Nam Á, đã tích cực ủng hộ đưa môn võ này vào SEA Games 33 – năm 2025 tại Thái Lan. Vovinam Myanmar với những thành tích xuất sắc của tại các kỳ SEA Games 26, 27, 31, 32 và các giải vô địch Đông Nam Á, châu Á hay thế giới (Indoor Games, Beach Games, Đại hội Thể thao Sinh viên Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Học sinh Đông Nam Á). Vovinam đã được Bộ Thể thao và Thanh niên (Bộ TT-TN) Myanmar đưa vào danh sách môn thể thao quốc tế đầu tư trọng điểm. Trong số các Học viện Thể thao trải dài toàn quốc, Vovinam đã được đưa huấn luyện tại 4/6 học viện của Myanmar. Bên cạnh đó, quốc gia này thường xuyên có các giải đấu hàng năm nhằm phát triển phong trào và đào tạo, bồi dưỡng lực lượng vận động viên thành tích cao tham gia các giải đấu quốc tế. Lớp tập huấn trọng tài quốc gia Myanmar 2024 Được sự phân công của Liên đoàn (LĐ) Vovinam Thế giới, võ sư Nguyễn Bình Định, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam Thế giới, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á và Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã phối hợp với LĐ Vovinam Đông Nam Á, Bộ TT-TN Myanmar cùng LĐ Vovinam Myanmar tổ chức lớp tập huấn chuyên môn trọng tài quốc gia Myanmar năm 2024 tại Thành phố Yangon, Myanmar. Lớp tập huấn quy tụ 45 học viên là cán bộ quản lý, huấn luyện viên và các vận động viên đội tuyển quốc gia tiêu biểu đến từ các tỉnh, thành của Myanmar nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc Myanmar vào tháng 12-2024. Trong đó, Vovinam là một trong 23 môn thể thao có mặt trong chương trình thi đấu chính thức của Đại hội. Võ sư Nguyễn Bình Định (trái) tham dự lớp tập huấn tại Myanmar Đến tham dự buổi khai mạc lớp tập huấn trọng tài tại Học viện Thể thao Yangon, Ông Tun Myint Oo – Tổng cục trưởng Thể dục thể thao, Bộ TT-TN Myanmar/Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Olympic Myanmar đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo LĐ Vovinam Thế giới, LĐ Vovinam Đông Nam Á, đặc biệt là LĐ Vovinam Việt Nam đã luôn quan tâm, ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Vovinam tại Myanmar. Ông Tun Myint Oo cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ và nhất trí đề xuất, biểu quyết đưa Vovinam vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 33 sẽ tổ chức vào năm 2025 tại Thái Lan trong cuộc họp LĐ Thể thao Đông Nam Á vào ngày 25-10-2024 tới tại Thái Lan. Hiện đã có 6 quốc gia ủng hộ việc đưa Vovinam vào SEA Games 33 – năm 2025 gồm: Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. (Theo Quốc An – Báo Người Lao Động)
  3. Em Nguyễn Ngọc Anh (13 tuổi, ngụ xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ, hiện là học sinh lớp 7, Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc) vừa giành huy chương đồng môn vovinam hạng cân 48kg đối kháng dành cho nữ tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X-2024. Em Nguyễn Ngọc Anh, học sinh lớp 7, Trường trung học cơ sở Nguyễn Du (xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc), cùng mẹ bên những huy chương đã giành được trong những giải thi đấu võ thuật vừa qua. Ảnh: L.Duy Xuất phát từ niềm đam mê Gia đình không có truyền thống về võ thuật, cha của Ngọc Anh làm nghề cơ khí, sửa chữa máy bơm, còn mẹ làm nghề may tại nhà, nhưng Ngọc Anh lại có niềm đam mê võ thuật cháy bỏng. Ngọc Anh chia sẻ, đam mê võ thuật của em bắt đầu từ một sự tình cờ. Vào năm học lớp 2, em tham gia một lớp võ vovinam được mở ngay tại địa bàn xã Bảo Bình, cách nhà em chừng 1km. Khi ấy, như bao đứa trẻ khác, Ngọc Anh chỉ muốn đăng ký tham gia để rèn luyện sức khỏe, nhưng rồi em dần bị cuốn hút vào từng thế võ, từng bài quyền. Mỗi ngày tập luyện mang đến cho Ngọc Anh không chỉ là sự mạnh mẽ về thể chất, mà còn là niềm vui, niềm đam mê, là cơ hội để em thử thách bản thân và khám phá những giới hạn mới. Sự đam mê võ thuật của Ngọc Anh không dừng lại ở việc tập luyện, mà còn thể hiện qua những giải đấu mà em tham gia. Năm lớp 5, khi có cơ hội đăng ký tham gia Hội khỏe Phù Đổng huyện Cẩm Mỹ, Ngọc Anh đã giành được huy chương vàng ở hạng cân 48kg đối kháng dành cho nữ. Đó là dấu ấn đầu tiên cùng niềm đam mê võ thuật của Ngọc Anh và cũng là nguồn động lực lớn để em tiếp tục theo đuổi võ thuật. “Sau khi giành được huy chương vàng Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, em không cho phép mình thỏa mãn với thành công ban đầu. Ngược lại, em càng thêm quyết tâm và kiên trì hơn trên con đường chinh phục võ thuật. Em không ngừng nỗ lực, tập luyện mỗi ngày để cải thiện cả về thể lực lẫn kỹ thuật. Dự định sắp tới khi thi đấu, em sẽ thử sức với thể thức thi đấu quyền thay vì đối kháng. Vì thi đấu đối kháng sẽ sử dụng giáp, còn chuyển sang quyền không cần như vậy, em có thể tận dụng sự linh hoạt của mình để giành được chiến thắng cao hơn.” - Ngọc Anh chia sẻ. Hành trình đến với huy chương đồng Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc Để giành được huy chương đồng môn vovinam hạng cân 48kg đối kháng dành cho nữ tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X-2024, Ngọc Anh đã phải nỗ lực rất nhiều, từ việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý đến việc kiểm soát cân nặng để giữ vững hạng cân 48kg cho thi đấu. “Em phải ép cơ và giữ cân rất khắt khe. Những bài tập thể lực thường khiến em đau nhức, có lúc gần như kiệt sức. Nhưng may mắn là luôn thầy cô và bạn bè ở bên động viên, giúp em vượt qua những khó khăn đó” - Ngọc Anh tâm sự. Võ sư Bảo Công Thanh (ngụ xã Bảo Bình) không chỉ đánh giá cao khả năng tiếp thu của Ngọc Anh, mà còn khen ngợi ý chí và sự bền bỉ của em: “Ngọc Anh là một cô bé có tinh thần thép. Dù những buổi tập có khắc nghiệt, em chưa bao giờ than vãn hay bỏ cuộc. Từ những bài tập kỹ thuật cơ bản đến những đòn đối kháng phức tạp, em đều cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Chính sự kiên trì ấy đã giúp em đạt được thành công vượt bậc trong thời gian ngắn” - võ sư Bảo Công Thanh nhận xét. Trước khi bước vào giải đấu toàn quốc, Ngọc Anh đã dành nhiều thời gian tập luyện với cường độ cao hơn, thường xuyên được võ sư Bảo Công Thanh hướng dẫn và điều chỉnh các kỹ thuật đối kháng. Những trận đấu đối kháng không chỉ yêu cầu kỹ thuật tốt, mà còn đòi hỏi sức bền thể lực và tâm lý ổn định. Ngọc Anh đã phải luyện tập không chỉ về kỹ năng chiến đấu, mà còn rèn luyện tinh thần thép để có thể đối mặt với những đối thủ mạnh mẽ từ khắp các tỉnh, thành. Hiện tại, Ngọc Anh tạm thời ngừng học võ để tập trung cho việc học, vì khối lượng bài vở ngày càng nhiều. Tuy nhiên, niềm đam mê võ thuật vẫn luôn cháy bỏng trong em. Mỗi ngày, em đều dành thời gian tập luyện tại nhà, với chiếc bao cát được đặt ngay ngắn trong góc bếp - nơi em thường lui tới để rèn luyện. “Sắp tới, khi việc học ổn định, em sẽ quay trở lại tập luyện võ thuật cùng thầy và các bạn” - Ngọc Anh cho hay. (Theo Lê Duy - Báo Đồng Nai)
  4. Sa Pa là một thị xã miền núi của tỉnh Lào Cai với diện tích hơn 681 km vuông, với dân số hơn 81.000 người chủ yếu thuộc các dân tộc thiểu số như H’mông, Dao… Với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực tương lai mạnh về thể chất và trí tuệ,… lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với Công ty Vovinam Digital và Go Global triển khai đồng thời hai chương trình võ nhạc Vovinam và tiếng Anh STEM. Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, toàn bộ học sinh tiểu học và THCS của thị xã sẽ được học tiếng Anh, và võ nhạc Vovinam thành bài tập thể dục giữa giờ. Để cụ thể hóa việc này, trong hai ngày 5 và 6-10-2024, đoàn công tác của Công ty Vovinam Digital do ông Bạch Ngọc Chiến, Tổng giám đốc dẫn đầu đã tiến hành chương trình tập huấn võ nhạc Vovinam tại thị xã Sa Pa. Đối tượng tham gia lớp tập huấn này là 90 giáo viên thể chất, bí thư đoàn trường, giáo viên nhạc hoạ của tất cả các trường Tiểu học và THCS của thị xã Sa Pa. Qua hai ngày tập huấn, các giáo viên tại đây đã tiếp thu và trình diễn khá ấn tượng bài võ nhạc Vovinam số 1. Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa đánh giá cao nhiệt tình của các võ sư Vovinam và bày tỏ sự hài lòng với kết quả tập luyện của các thầy cô giáo. Ông Chinh cho biết, sắp tới Phòng GD&ĐT sẽ yêu cầu toàn bộ các trường trong thị xã tổ chức tập võ nhạc Vovinam cho học sinh để thành bài tập vào thời gian nghỉ giữa giờ. Ông cũng khẳng định sẽ tổ chức đồng diễn võ nhạc giữa các trường để có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời. Nằm trong chương trình tập huấn, Võ sư Lữ Thanh Xuân cũng đã giới thiệu cho các thầy cô giáo về nền tảng kỹ thuật số Vovinam Digital để các thầy cô có thể truy cập và tập luyện theo các video hướng dẫn có sẵn trong nền tảng này. Ngay khi kết thúc khóa học, Câu lạc bộ Vovinam Sa Pa đã được thành lập trên nền tảng Vovinam Digital với 43 giáo viên đăng ký tại chỗ. Đây sẽ là cộng đồng hạt nhân để lan tỏa võ nhạc Vovinam nói riêng và kỹ thuật Vovinam nói chung tới hơn 20.000 học sinh của thị xã. Hy vọng trong tương lai gần, những kiến thức về tiếng Anh và võ học Vovinam sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục của địa phương, nhằm nâng cao kỹ năng cho các thế hệ học sinh, cũng như làm thay đổi đời sống xã hội của người dân ở thị xã vùng cao còn nhiều khó khăn này. Một số hình ảnh trong chương trình tập huấn: Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa Ông Bạch Ngọc Chiến, Tổng giám đốc Công ty Vovinam Digital Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa và ông Bạch Ngọc Chiến, Tổng giám đốc Công ty Vovinam Digital chụp ảnh kỷ niệm. Nội dung tập huấn Nội dung tập huấn Nội dung tập huấn Nội dung tập huấn Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa chụp ảnh kỷ niệm cùng Công ty Vovinam Digital Các học viên và các huấn luyện viên chụp ảnh kỷ niệm Các học viên nhận chứng chỉ sau khóa học Các học viên nhận chứng chỉ sau khóa học Các học viên nhận chứng chỉ sau khóa học Các học viên nhận chứng chỉ sau khóa học Vovinam Digital
  5. Đã là sinh viên FPT thì không ai không biết đến thầy Đỗ Kinh Kha. Thầy giáo Vovinam hội tụ đủ combo: điển trai, giỏi võ, vô cùng tâm lý, và được gọi là thầy giáo "vạn người mê". Chia sẻ về tuổi thơ 'dữ dội' của mình, thầy Đỗ Kinh Kha (Giảng viên Giáo dục Thể chất, Đại học FPT) kể: "Bố và bác ruột của mình đều luyện võ. Khoảng sân vườn nhà mình có đủ xà, bao cát, tạ… để thuận tiện cho việc luyện tập hàng ngày". Cậu bé Kha thuở đó đã làm quen và dần bén duyên với bộ môn võ thuật từ đó. Lớp 7, anh đăng ký tham gia lớp Taekwondo tại nhà thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài giờ học văn hóa, Kha còn tham gia tập luyện võ thuật tại các lớp và câu lạc bộ phong trào. Tập luyện 1-2 năm, thể lực và kỹ thuật của anh tiến bộ nhanh chóng. Mới học lớp 8, lớp 9, anh đã tích cực tham gia thi đấu ở các giải từ phong trào đến chuyên nghiệp và giành được khá nhiều thành tích đáng nể: Huy chương Bạc hạng cân 45 kg Giải trẻ khu vực phía Bắc, Huy chương Đồng nội dung đối kháng hạng cân 48 kg khu vực Hà Nội mở rộng… ''Lúc đầu, mình cũng không nghĩ sẽ theo nghiệp thể thao chuyên nghiệp. Học hết lớp 12, nhìn lại thấy võ thuật là đam mê lớn nhất, mình quyết định thi vào một trường thể thao để học hành bài bản, phát huy những gì mình đã có''- Thầy Kha chia sẻ. Học tập tại khoa Thể dục Thể thao, ngoài Taekwondo, anh được làm quen và bắt đầu tập luyện Vovinam - Việt võ đạo, môn võ cổ truyền của dân tộc. ''Taekwondo đòn chân là đặc trưng với thế đá hoa mỹ, còn Vovinam lại là tổng hợp tinh hoa của nhiều môn võ khác, đòn chân kẹp cổ khá đa dạng. Vovinam phát triển thể lực trí lực nâng cao sức khỏe, giúp người tập cảm thấy tự tin, đặc biệt, tạo nghị lực sống cho con người vì tập võ chính là một cách rèn ý chí'' - Thầy Kha cho biết. Có nền tảng thể lực và võ thuật, chàng sinh viên Thể dục Thể thao sinh năm 1988 tập luyện Vovinam hăng say và đầy hứng khởi. Anh tham gia nhiều giải thi đấu lớn và đến nay bộ sưu tập huy chương của anh khá đồ sộ. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành thể thao, thầy Kha chuyển về công tác tại Đại học FPT với mong muốn truyền thụ lòng say mê, tình yêu võ thuật và tinh thần thượng võ của dân tộc đến các bạn trẻ. Ngày đầu tiên đi dạy cũng là kỷ niệm không thể quên đối với thầy. Khi vừa nhận lớp, thầy Kha tổ chức một số bài tập cho sinh viên. Có một bạn sinh viên ngất xỉu, lúc đó anh thực sự lo lắng, không biết do bài tập mình nặng quá hay phương pháp sư phạm chưa chuẩn. Sau khi sử dụng phương pháp sơ cứu thì bạn tỉnh lại. Sau đó, anh mới được biết là sinh viên đó bị bệnh về tim mạch. Chính từ sự cố đó, thầy Kha nắm được đặc điểm, các em sinh viên không thường xuyên luyện tập thể thao nên tố chất vận động yếu. Đặc biệt sau giờ học, các em thường mệt mỏi và tiếp thu động tác chậm hơn. Điểm mấu chốt để Kha giải bài toán “vận động” chính là nắm bắt tâm lý sinh viên, dựa vào đặc điểm cá biệt của từng cá nhân để phát triển điểm mạnh của từng em, từ đó có bài tập phù hợp. Từ đó, dựa vào đặc điểm từng cá nhân để phát triển điểm mạnh, các giờ học Vovinam của thầy Kha không còn là ''cực hình'' mà trở thành kiến thức bổ ích, thú vị, có thể áp dụng trong đời sống kể cả sau khi sinh viên ra trường. Nhắc đến những học trò của mình, thầy Kha chia sẻ: “Tôi thấy sinh viên FPT rất ngoan, thông minh đặc biệt có kỹ năng mềm tốt, chuẩn bị tâm lý tốt để học võ. Tôi rất ngạc nhiên khi các bạn sinh viên học tốt và hăng say tập luyện”. Ngoài đảm nhiệm công tác giảng dạy, anh còn thường xuyên góp mặt trong các giải thi đấu Vovinam nội bộ và mở rộng dành cho sinh viên toàn miền Bắc được tổ chức tại Đại học FPT với vai trò trọng tài. Nhiều học trò của thầy đạt được thành tích cao. Thầy Kha được đồng nghiệp và học trò yêu mến bởi cá tính nhiệt tình, cởi mở. Ngoài võ thuật, anh thích đá bóng và du lịch phượt. Không ít lần, sinh viên Đại học FPT thích thú khi được so tài với thầy trên sân cỏ. Có vẻ gân guốc, xù xì trên sàn đấu Vovinam nhưng khi bước lên sân khấu trong những hoạt động văn hóa văn nghệ của trường, thầy còn hóa thân cực 'ngọt'. Vẻ ngoài điển trai kiểu lãng tử, bụi bặm 'đốn tim' nhiều khán giả, nhất là những khán giả nữ. Được nhận xét là có duyên với nghệ thuật nhưng anh luôn cho rằng Vovinam và võ thuật nói chung mới là đam mê lớn nhất của mình. Yêu sinh viên và môi trường giáo dục ở FPT, vì vậy, thầy Kha luôn mong muốn gắn bó lâu dài với FPT và tiếp tục truyền “nghị lực” cho sinh viên qua bài tập võ cổ truyền. (Nguồn: Website Trường đại học FPT)
  6. Tối 1-10, tại Giải vô địch Vovinam toàn quốc năm 2024 diễn ra tại tỉnh Quảng Nam, vận động viên Thị Lài của đội tuyển Vovinam Bình Phước đã có màn lật đổ ngoạn mục đối với đương kim vô địch Sea Games 32 Đỗ Phương Thảo của đơn vị Hà Nội tại trận chung kết hạng cân 66kg để giành huy chương vàng danh giá. Vận động viên Thị Lài nhận huy chương vàng Tỷ số các hiệp thi đấu lần lượt là: 1-1; 3-2; 4-4. Sau 3 hiệp chính, 2 vận động viên hòa điểm nên tiếp tục thi đấu hiệp phụ nhưng vẫn không phân thắng bại. Căn cứ luật thi đấu Vovinam, ban tổ chức đã tiến hành cân xác định trọng lượng, vận động viên Thị Lài được tuyên bố thắng cuộc do nhẹ ký hơn. Với thành tích huy chương vàng giải vô địch quốc gia cũng là lần đầu tiên Vovinam Bình Phước đạt được sau 8 năm chờ đợi. Vận động viên Thị Lài chụp hình cùng HLV trưởng Huỳnh Minh Hải và HLV phó Cao Thanh Tâm Giải vô địch Vovinam toàn quốc là giải đấu lớn nhất trong năm chỉ sau Đại hội thể dục thể thao toàn quốc. Đây là dịp để các nhà chuyên môn tìm kiếm những nhân tố mới bổ sung vào đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Giải vô địch Vovinam châu Á vào cuối năm tại Thái Lan cũng như cơ hội để các vận động viên góp mặt tham dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào năm 2025. (Nguồn: Báo Bình Phước)
  7. Lang Chánh là huyện nghèo nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa. Là một huyện miền núi, nên cơ sở vật chất và đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, ngành giáo dục tại địa phương đã có nhiều cố gắng để phát huy hết khả năng dạy và học. Năm học 2024 – 2025, ngành giáo dục huyện Lang Chánh đề ra 10 nhiệm vụ gắn với các giải pháp cụ thể. Trong đó phải kể đến việc nỗ lực nâng cao bộ môn giáo dục thể chất cho học sinh. Để cụ thể hóa việc này, trong các ngày 28-29 tháng 9 năm 2024, Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh đã liên kết phối hợp với Công ty Vovinam Digital tổ chức chương trình tập huấn võ nhạc Vovinam – Việt Võ Đạo cho các giáo viên giáo dục thể chất các cấp phổ thông trong toàn huyện. Vovinam – Việt Võ Đạo là môn võ đặc sắc của dân tộc Việt Nam, do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938, và hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa Vovinam vào chương trình giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục từ các cấp học phổ thông cho đến cao đẳng và đại học. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao các kỹ thuật của môn võ Vovinam cho đội ngũ giáo viên thể chất là hết sức cấp thiết, giúp họ có thêm điều kiện thuận lợi để có thể đáp ứng được tốt cho công tác giảng dạy. Sau hai ngày triển khai tập huấn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các võ sư thuộc Công ty Vovinam Digital, hầu hết các các học viên là giáo viên giáo dục thể chất tham gia khóa học này đã nắm vững được những kỹ năng cơ bản của bài võ nhạc để có thể truyền thụ cho các thế hệ học sinh. Kết thúc chương trình tập huấn, các học viên đã được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học. Chương trình này sẽ còn được Phòng GD&ĐT Lang Chánh và Công ty Vovinam Digital tiếp tục phối hợp triển khai vào các năm sau. Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình tập huấn: 0-02-06-6711decfea2c98c668ff9cf8230577a88581e12cc44f98be451a879f41437a33_9b93b6b5f5cf5ed1.mp4
  8. Vừa qua, theo lịch trình công tác, từ ngày 27 – 28/08/2024, Công ty Vovinam Digital đã phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái cùng thực hiện chương trình tập huấn bài Võ nhạc số 1 Vovinam cho các giáo viên giáo dục thể chất trên địa bàn toàn huyện. Môn võ Vovinam được đánh giá là đặc sắc, thiết thực và phù hợp với thể trạng của con người Việt Nam. Chính vì vậy, từ năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương đưa Vovinam vào giảng dạy chính thức trong các cấp học phổ thông. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất trên toàn quốc đã liên tục được tập huấn bồi dưỡng về các kỹ thuật cơ bản của môn võ Vovinam, để rồi từng bước hướng dẫn, luyện tập cho học sinh, giúp các em làm quen với môn võ đặc sắc này của dân tộc Việt Nam, nhằm nâng cao sức khỏe, kỹ năng phòng vệ, trang bị những kiến thức, kỹ năng sinh tồn… đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần cho thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, việc đưa Vovinam vào trường học rất được các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội ủng hộ. Chương trình tập huấn cho giáo viên do Công ty Vovinam Digital và Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải phối hợp tổ chức lần này cũng là nằm trong kế hoạch lâu dài, nhằm hỗ trợ cho các đơn vị giáo dục vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận và phát triển. Không chỉ có riêng chương trình tập huấn trực tiếp, Công ty Vovinam Digital còn cung cấp các tài liệu số để các thầy cô tiếp tục luyện tập cũng như ôn lại bài để nắm được kỹ càng hơn về bài học. Chương trình tập huấn đã diễn ra rất thành công và các thầy cô tại đây cũng đã nắm được các kỹ thuật cơ bản của bài Võ nhạc số 1 Vovinam để sau đây tiếp tục truyền đạt lại cho các em học sinh nơi quê hương vùng cao. Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động của chương trình tập huấn: Vovinam Digital
  9. Giải Vô địch Vovinam toàn quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 27/9 đến 4/10/2024 tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Quảng Nam: Yêu cầu thực hiện nghiêm kết luận thanh tra dự án 2A Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở Võ Vovinam là môn võ truyền thống của người Việt (Ảnh: vuavothuat.vn) Giải Vô địch Vovinam toàn quốc năm 2024 được diễn ra tại tỉnh Quảng Nam, do Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ chức. Giải sẽ khai mạc vào lúc 19h ngày 30/9/2024 và Lễ tổng kết, trao thưởng, bế mạc diễn ra lúc 17h ngày 4/10/2024. Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Nam, việc địa phương đăng cai tổ chức giải Vovinam toàn quốc lần này nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đây cũng là dịp để tỉnh Quảng Nam chuyển tải thông điệp về phát triển “Du lịch xanh - Trải nghiệm và khám phá văn hóa Đất Quảng”; giới thiệu đến các địa phương, đơn vị tham dự giải về văn hóa, lịch sử, những tiềm năng, thế mạnh và thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham gia giải lần này có đại diện của 34 tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc với hơn 400 vận động viên tranh tài 48 bộ huy chương ở hai nội dung đối kháng và quyền. Ở nội dung đối kháng, các vận động viên sẽ thi đấu để tranh 26 bộ huy chương ở 14 hạng cân Nam và 12 hạng cân Nữ. Trong phần thi quyền, các vận động viên thi đấu tranh 22 bộ huy chương gồm: Đơn luyện Nữ, Đơn luyện Nam, Song luyện Nữ, Song luyện Nam, Đa luyện Nam, Đa luyện Nữ, Quyền đồng đội Nam, Quyền đồng đội Nữ, Đòn chân tấn công Nam, Tự vệ Nữ, Đồng đội kỹ thuật căn bản Nam, Đồng đội kỹ thuật căn bản Nữ. Võ Vovinam được sáng lập vào năm 1938 (Ảnh: vuavothuat.vn) Theo Ban Tổ chức, giải đấu là điều kiện để Cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Vovinam Việt Nam tuyển chọn, bổ sung lực lượng vận động viên cho đội tuyển quốc gia và đánh giá phong trào tập luyện môn Vovinam ở các ngành, địa phương, đơn vị trong thời gian qua. Đây cũng là dịp thi đấu để kiểm tra lực lượng, tích luỹ kinh nghiệm cho vận động viên đội tuyển các tỉnh, thành, ngành và đội tuyển quốc gia chuẩn bị tham gia các giải quốc tế trong thời gian tới. Võ Vovinam còn được gọi là Việt Võ Đạo là môn võ truyền thống của người Việt. Đến nay, môn võ này được phát triển và mở rộng ra các giải đấu quốc tế. Võ Vovinam sử dụng nguyên lý cương nhu phối triển, ra đòn bằng các thế tay không, cùi chỏ, chân, gối. Người học Vovinam biết cách xử lý tình huống nhanh nhạy khi đối thủ có vũ khí, thực hiện những lối phản đòn, khóa gỡ công phu hiệu quả. Ở thời điểm hiện tại, Vovinam đã được phát triển rộng ở gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu hút khoảng 2 triệu võ sinh tham gia.
  10. Lịch thi đấu giải Vô địch Vovinam toàn quốc (lần thứ 30 năm 2024)
  11. Cục TDTT và Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ chức giải Vovinam vô địch quốc gia 2024 tại nhà thi đấu tỉnh Quảng Nam từ ngày 27-9 tới 6-10. Năm nay, đông đảo võ sỹ cả nước góp mặt tranh tài đầy đủ các bộ huy chương tại giải vovinam quốc gia 2024. Toàn giải đưa vào 48 nội dung tranh tài. Trong đó, nội dung biểu diễn quyền có 22 bộ huy chương và các VĐV sẽ phải thi đấu đơn luyện nữ (viên phương quyền, long hổ quyền, thái cực đao pháp, tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp), đơn luyện nam (thập thể bát thức, ngũ môn quyền, nhật nguyệt đại đao pháp, tứ tượng côn pháp), song luyện nữ (song luyện 3, song luyện kiếm), song luyện nam (song luyện vật 2, song luyện mã tấu), đa luyện nam (đa luyện tay không, đa luyện vũ khí), đa luyện nữ (đa luyện tay không, đa luyện vũ khí). Các nội dung đồng đội có đồng đội nam (ngũ môn quyền), đồng đội nữ (long hổ quyền), đòn chân tấn công nam, tự vệ nữ, đồng đội kỹ thuật căn bản nam, đồng đội kỹ thuật căn bản nữ. Giải vovinam vô địch quốc gia 2024 sẽ tranh tài tại Quảng Nam và thu hút các gương mặt hàng đầu quốc gia tham gia. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG Với nội dung đối kháng, giải đấu đưa vào tranh tài 26 nội dung. Hạng cân đối với nam là từ 45kg tới trên 92kg còn hạng cân của nữ là từ 42kg tới trên 75kg. Năm nay, Vovinam TP.HCM tiếp tục đặt mục tiêu giữ vững ngôi vị số 1 toàn đoàn. Kết thúc giải Vovinam quốc gia 2023, các võ sỹ của vovinam TP.HCM đã đạt 10 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ để xếp nhất. Từ đó, nhà quản lý có thêm đánh giá về công tác đào tạo huấn luyện của vovinam TP.HCM qua đó chuẩn bị đối với các giải quốc nội hàng năm. Giải năm nay dự kiến có 36 đơn vị trong cả nước đăng ký tranh tài. MINH CHIẾN (Nguồn: Báo SGGP)
  12. Sở hữu vẻ ngoài rất “dịu” nhưng Vũ Thúy Hạnh (chuyên ngành Kinh doanh quốc tế) là “bóng hồng” đáng nể trên sàn đấu Vovinam tại Trường ĐH FPT Hà Nội. Cô nàng còn là thành viên tích cực của CLB Võ thuật Điện ảnh, CLB Múa, tham gia tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, tọa đàm sinh viên. Hạnh nhiều lần tham gia và giành giải trong các cuộc thi Vovinam: Huy chương Bạc nội dung Chiến lược đồng đội – Cóc Vương 2022, Huy chương Đồng nội dung Võ nhạc – Cóc Vương 2023 “Mình có niềm đam mê với võ thuật”, Thúy Hạnh chia sẻ. Võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng giúp Hạnh rèn luyện thể chất, tinh thần và sự tự tin. “Được học Vovinam ở Trường ĐH FPT, mình cải thiện nhiều về sức khỏe, có kỹ năng tự vệ và hiểu thêm về võ đạo, tinh thần đồng đội. Võ thuật cũng giúp mình học cách đối mặt với áp lực và cạnh tranh lành mạnh”, Thúy Hạnh chia sẻ. Vận dụng cách đối mặt với áp lực, Hạnh đã cân bằng rất tốt giữa hoạt động phong trào, thể thao và học tập. Mới đây, cô nàng đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất khối ngành Kinh tế học kỳ Summer 2023, Trường ĐH FPT Hà Nội. Thúy Hạnh đạt nhiều thành tích trong học tập Lên kế hoạch học tập rõ ràng cũng là kinh nghiệm học tập của nữ sinh này. Ngoài ra, Thúy Hạnh cho rằng môi trường hiện đại, thân thiện nơi thầy cô và bạn bè có thể đồng hành trong các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa cũng là điều kiện thuận lợi để Hạnh đạt được thành tích học tập tốt mà vẫn hết mình trong các hoạt động CLB. “Mình thích nhất hoạt động International Day, nơi mình có những trải nghiệm văn hóa quốc tế, tư duy toàn cầu và cải thiện nhiều kỹ năng mềm”, Thúy Hạnh chia sẻ. Đang chuẩn bị cho kỳ thực tâp, Hạnh sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp và nắm bắt cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. (Nguồn: saostar.vn)
  13. Mới đây trên các hội nhóm mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một giảng viên đại học, ngồi chấm thi vẫn “gây sốt” với nhan sắc như nam thần điện ảnh. Nhiều người khen ngợi thầy giáo này như xé truyện bước ra, đẹp không góc chết. Trong hình, thầy giáo trẻ diện áo sơ mi trắng, thu hút với gương mặt thư sinh, trẻ trung. Hình ảnh ngồi chấm thi của thầy giáo được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Ảnh: NVCC. Nhiều bình luận khen ngợi sắc vóc và tò mò về danh tính của nam giảng viên này: “Nhìn hình mà tôi tưởng đâu đang xem một bộ phim Hàn Quốc nào đó, đẹp không có góc chết luôn”, “Thầy ở đâu để em đăng ký đến học võ ạ, hứa không nghỉ một buổi nào”, “Đẹp quá, nhìn tưởng ảnh ghép vào không đó”, “Thầy ở ngoài còn đẹp trai hơn mà dạy tâm huyết lắm, tôi có học lớp thầy nè”, “Nhìn ảnh mà tưởng là tranh vẽ không đó”,... Rất nhanh sau đó, dân mạng cũng nhanh chóng tìm ra thông tin của thầy giáo nam thần nêu trên. Đó là thầy Phạm Đức Chính (28 tuổi), giảng viên bộ môn Vovinam, thuộc 1 trường ĐH ở Hà Nội. Thầy Chính đã có 5 năm công tác tại trường đại học với vai trò giảng viên bộ môn Vovinam. Ảnh: NVCC. Liên hệ với thầy Chính, thầy cho hay khá bất ngờ vì những hình ảnh lúc đi làm của mình, khi đăng tải lên mạng xã hội lại viral đến vậy. “Được nhiều người quan tâm và nhận ra, tôi rất vui. Bức hình được chụp vào hôm mình đi chấm thi kết thúc môn võ Vovinam hôm 23/8 vừa qua, tại trường đại học”, thầy Chính chia sẻ. Được biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, thầy Chính liền về công tác tại trường đến nay đã được 5 năm. Đây cũng không phải lần đầu tiên, nam giảng viên nhận được sự chú ý vì vẻ ngoài chuẩn nam thần của mình. Nam giảng viên thừa nhận từng được nhiều người khen đẹp trai, hình ảnh khi được đăng tải lên mạng xã hội cũng gây chú ý không kém. Ở trường, nam giảng viên cũng không ít lần bị sinh viên nhận nhầm là đồng môn, bạn học bằng tuổi. Tuy nhiên, nam giảng viên xem đây là niềm vui vì điều này cho thấy bản thân trẻ hơn tuổi, từ đó cũng tạo được sự gần gũi với các sinh viên. Nam giảng viên thường bị nhiều người nhận nhầm độ tuổi vì gương mặt trẻ trung. Ảnh: NVCC. Ngoài việc sở hữu gương mặt “vạn người mê” thầy Chính còn có chiều cao ấn tượng lên đến 1m80, nặng 68kg. Nam giảng viên duy trì tập luyện thể thao đều đặn, kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt lẫn hình thể chuẩn đẹp. Thầy Chính bật mí về bí quyết giữ vẻ ngoài chuẩn đẹp: “Mình vẫn ăn uống như bình thường, các món ăn chế biến đơn giản, không cầu kỳ. Tuy nhiên, mình hạn chế ăn đồ dầu mỡ, và không uống nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga. Mình tập luyện võ thuật hằng ngày, từ nhiều năm nay. Thỉnh thoảng, vào những ngày rảnh rỗi hoặc cuối tuần, mình thay đổi không khí để tránh sự nhàm chán, tăng sự thú vị bằng cách chạy bộ hoặc là chơi cầu lông”. Trên thực tế, ngoài yếu tố gen di truyền thì việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể về ngoại hình, đặc biệt là chiều cao. Thầy Chính có hôn nhân ngọt ngào với người yêu quen từ năm 20 tuổi. Ảnh: NVCC. Về đời tư, thầy Chính đã kết hôn với mối tình ngọt ngào kéo dài 6 năm vào tháng 10/2022. Tháng 11/2023, cặp đôi chào đón cô công chúa nhỏ đầu lòng. Trên trang Tiktok cá nhân với hơn 165 nghìn lượt follow cặp đôi có những clip triệu view, chia sẻ về cô con gái nhỏ và những khoảnh khắc ngọt ngào trong suốt 8 năm đồng hành bên nhau. Nhiều cư dân mạng khen ngợi cả hai đẹp đôi, nửa kia của thầy chính xinh xắn, ngọt ngào và là hậu phương vững chắc cho chồng phát triển sự nghiệp. Nói về vợ, giảng viên 28 tuổi chia sẻ: “Những hình ảnh của tôi cũng nhiều lần được chia sẻ trên mạng xã hội, gây chú ý vì vẻ ngoài. Song, thấy như thế, vợ mình cũng vui lây chứ không có ghen tuông gì đâu. Chúng mình đã yêu nhau được 8 năm rồi. Mình và vợ ngày xưa đi học cùng lớp võ và quen nhau từ đó. Hiện tại, vợ mình kinh doanh một shop đồ thêu theo yêu cầu và chăm con”. Nam giảng viên chia sẻ thêm anh và vợ giữ lửa hôn nhân bằng bí quyết chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau. Nhờ đó, trong 8 năm đồng hành, cả hai mới cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, có được mái ấm nhỏ hạnh phúc như hiện tại. (Theo Trần Hà - Phụ Nữ Số)
  14. Từ ngày 6 đến ngày 8-9, tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra giải vô địch Vovinam tỉnh Bình Dương 2024. Giải đấu quy tụ 9 đơn vị trên địa bàn tỉnh, cùng một câu lạc bộ doanh nghiệp tham gia tranh tài. Vovinam hiện đang rất phát triển tại Bình Dương Theo điều lệ giải, các võ sĩ sẽ tham gia tranh tài ở hai nội dung thi đấu chính gồm: Thi đấu đối kháng và hội diễn (quyền). Trong đó, nội dung hội diễn (quyền), các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 10 nội dung gồm có: Đơn luyện tay không nam - nữ; đơn luyện vũ khí nam - nữ; song luyện nam - nữ; đa luyện vũ khí nam; đa luyện tay không nữ; đòn chân tấn công và tự vệ nữ. Tổng cộng có 14 hạng cân thi đấu. Ở nội dung dành cho nữ, các võ sĩ tranh tài ở 6 hạng cân. Trong khi nội dung dành cho nam, các vận động viên sẽ tranh tài ở 8 hạng cân khác nhau. Ban tổ chức cho biết, sẽ áp dụng luật thi đấu Vovinam do Tổng cục Thể dục Thể thao ban hành tại giải đấu năm nay. Được biết, giải đấu được tổ chức nhằm kỷ niệm 86 năm thành lập môn phái Vovinam Việt võ đạo (1938-2024). Đồng thời, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. (Theo Thái Hải - Báo Bình Dương)
  15. Vovinam còn được biết đến với tên gọi Việt Võ Đạo. Ngày nay, môn võ này không chỉ phát triển rộng rãi trong nước mà còn trên thế giới. Vovinam được nhiều người lựa chọn không chỉ bởi những thế võ độc đáo mà còn bởi tinh thần thượng võ và triết lý nhân văn. Tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Câu lạc bộ (CLB) Vovinam xã Phước Hậu không chỉ là nơi rèn luyện võ thuật mà còn là mái nhà chung, nơi gieo mầm yêu thương và lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Trải qua 14 năm, Câu lạc bộ Vovinam xã Phước Hậu (huyện Cần Giuộc) đã đào tạo nhiều thế hệ bạn trẻ học võ Vovinam CLB Vovinam xã Phước Hậu do chị Trần Phạm Cẩm Loan (SN 1992, ngụ xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc) thành lập. Dù không xuất thân từ gia đình có truyền thống võ thuật nhưng niềm đam mê với Vovinam nhen nhóm trong chị từ thuở thiếu thời. Theo học chuyên ngành Kế toán nhưng mỗi buổi chiều, chị lại miệt mài theo đuổi đam mê, truyền dạy võ thuật tại nhiều lớp học khác nhau. Thay vì phát triển sự nghiệp tại TP.HCM nhưng với mong muốn cống hiến sức trẻ cho quê hương, chị Loan quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp. Thế là, CLB Vovinam được thành lập vào năm 2010. Từ đó, nơi đây trở thành điểm đến của hàng chục thanh, thiếu niên yêu võ thuật. Nơi đây không chỉ đơn thuần là lớp học võ mà còn là “gia đình thứ hai” của hơn 60 thành viên, từ những em nhỏ 6-7 tuổi đến các thanh niên 26 tuổi. “Tôi quyết định thành lập CLB với mục tiêu góp phần gìn giữ và phát huy môn võ truyền thống này. Tôi muốn mang đến cho các bạn một môi trường tập luyện chuyên nghiệp, giúp rèn luyện sức khỏe và phát huy tinh thần võ đạo. Trong CLB, có những bạn còn trong độ tuổi đi học nhưng vì hoàn cảnh phải nghỉ học sớm. Việc tham gia CLB giúp các bạn trưởng thành hơn, tránh xa những tệ nạn xã hội. Đồng thời, nếu có năng khiếu và đủ duyên, các bạn cũng có thể trở thành thầy dạy võ, truyền nghề lại cho các thế hệ sau” - chị Loan chia sẻ. Mức học phí bình dân và thời gian học linh hoạt đã thể hiện tinh thần “vì học viên” của chị Loan. Được biết, CLB thường xuyên hỗ trợ biểu diễn trong các lễ hội tại địa phương và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn của CLB là tinh thần thượng võ. Chị Loan chào đón tất cả mọi người tham gia, trong đó có những người khuyết tật, khiếm khuyết trên cơ thể, bị tăng động,... vẫn được tạo điều kiện để hòa nhập và phát triển bản thân tại CLB. Nhờ đó, nhiều trường hợp có những tiến bộ vượt bậc về tinh thần và sức khỏe. Câu lạc bộ Vovinam xã Phước Hậu (huyện Cần Giuộc) không chỉ đơn thuần là lớp học võ mà còn là “gia đình thứ hai” của hơn 60 thành viên Chị Loan kể: “Tôi từng nhận một bé trai bị khuyết tật một bên bàn tay. Trước đó, bé được gia đình gửi đến nhiều lớp học năng khiếu khác nhau nhưng đều bị từ chối. Điều này khiến bé trở nên tự ti và cảm thấy bị phân biệt đối xử. Tôi để bé được tập luyện cùng mọi người, những động tác, thế võ khó mà bé không thể thực hiện do sự hạn chế của cơ thể, tôi sẽ hướng dẫn tập những bài tập phù hợp khác. Dần dần, tinh thần và sức khỏe của bé có những cải thiện tích cực. Bé trở nên vui vẻ, tự tin và hòa đồng hơn. Nhìn thấy sự tiến bộ của bé, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”. Suốt 14 năm qua, chị Loan không bao giờ tự xưng là thầy (cô) hay yêu cầu các thành viên gọi mình bằng cách tôn kính như thế. Đối với chị, chỉ cần là một người chị của các thành viên là đủ. Chị khuyến khích các thành viên gọi thân mật là “chị”. Chị Loan muốn tạo ra một môi trường gần gũi, không có khoảng cách giữa các thành viên. Chị mong CLB trở thành một “ngôi nhà thứ hai”, nơi mà tất cả đều là đồng môn, cùng nhau hướng tới mục tiêu cao đẹp của võ thuật. Tham gia CLB hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Ngọc Phương Thúy (SN 2001, ngụ xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM) chia sẻ: “Điều làm tôi có thể gắn bó với CLB này tới tận hôm nay là ở chị Loan. Chị sống rất tình cảm, tạo cho mình cảm giác tin tưởng khi chia sẻ câu chuyện của bản thân. Tôi từng được chị Loan hỗ trợ rất nhiều trong giai đoạn khó khăn nhất. Từ lâu rồi, tôi xem CLB này là gia đình của mình và chị Loan là người chị cả trong đại gia đình đó”. Vovinam - Việt Võ Đạo không chỉ là môn võ của Việt Nam mà còn là niềm đam mê, sợi dây gắn kết của những người yêu võ thuật. Đồng hành cùng sự phát triển của CLB Vovinam xã Phước Hậu là tình yêu mãnh liệt với võ thuật của chị Trần Phạm Cẩm Loan, người đã dành cả trái tim, tâm huyết và thanh xuân cho công việc tốt đẹp này suốt 14 năm qua./. (Bài & ảnh của Khánh Duy - Báo Long An)
×
×
  • Create New...